Một anh Phật tử sau một tai nạn dập nát thân thể đã được ghép lại chiếc chân mới lấy từ di hài của một người hiến xác.
Không bị tàn tật, anh mừng lắm, nhưng đêm đêm nhìn lại cái chân ngoại lai kia, anh cứ rùng mình và nghĩ đến người nằm dưới mộ.
Một ngày, nhắm chịu không thấu, anh chạy lên chùa thăm sư phụ là một thiền sư và kể lại nỗi sợ của mình.
Vị hoà thượng nhìn anh rồi mỉm cười:
- Con thấy sợ cái chân đó vì cho rằng nó không phải là của con, nhưng thử hỏi, cái-chân-xưa-giờ-theo-con-từ-bé có đúng là của con không ?
Truyện kể rằng anh Phật tử từ đó ngủ ngon, hết sợ. Và tôi từ lúc biết được câu chuyện này cũng thấy mình ít nhiều an lạc hơn xưa. Tôi đã hiểu chữ CỦA một cách chu đáo hơn, thấm thía hơn.
Rồi cũng từ đó, tôi nghiệm ra một điều rằng ở đời nhiều lúc chỉ một chữ thôi cũng là một trời suy tư.
Chiều nay, một người Phật tử gửi tôi cái link để đọc bài viết của một người trẻ chẳng biết trong hay ngoài nước.
Họ nói thích bài đó, khen hay và giới thiệu cho tôi. Tựa đề bài viết đó là Tình Lỡ. Thiệt lạ, đọc hết bài, nhưng tôi không hiểu gì hết. Lòng tôi đã bị cái tựa đề Tình Lỡ kia níu kéo ngay từ phút đầu. Nói chính xác, tôi đã bàng hoàng, ngẩn ngơ chỉ vì một chữ LỠ kia thôi. Nào phải chỉ có tình mới lỡ.
Có gì trên đời này lại không bị lỡ chứ.
Nhìn quanh ta, rồi thì cả thế giới, hình như chẳng gì là trọn vẹn hết.
Này nhé, có ai trên đời này dám nhận đời mình là viên mãn đâu.
Cả một quốc gia cũng thế.
Nhiều kẻ giàu mà không sang, bởi họ chỉ phú mà không quý.
Tiền bạc rủng rỉnh mà kiểu xài tiền thì ngửi không vô, đó là giàu mà không sang, phú nhưng chưa quý.
Nhìn xa một chút, nước Tàu bây giờ có biết bao tỷ phú, nhưng ở một xã hội nghèo nàn nhân văn sau mấy chục năm Cộng Sản thì khó mà kiếm ra một người thật sự phú quý.
Dám bỏ cả triệu Mỹ kim mua một con chó ngao Tây Tạng về cung phụng như đấng sinh thành, nhưng đố họ dám bỏ ra một phần trăm số tiền đó để làm từ thiện.
Đáng ngại là ở Việt Nam bây giờ cũng có rất nhiều kẻ chỉ phú mà không quý như thế.
Tôi muốn gọi đó là một trường hợp Lỡ: Lỡ làng, dở dang…
Rồi đến chữ An Lạc.
Biết bao người trên đời này ngó ngon lành vậy, nhưng thiệt ra họ chỉ được An (yên) mà chắc gì được Lạc.
Nhà cửa ổn định, thu nhập ổn định, sức khỏe ổn định, kể cả gia đạo cũng ổn định, nhưng liệu lòng họ có được vui không.
Tôi từng nói rồi, nhiều khi có chuyện để lo toan còn dễ sống hơn là những ngày tháng nhàn cư vô vị, không đắng không ngọt.
Viết đến đây tôi chợt nhớ đến mấy bài báo online gần đây nói về làn sóng thực phẩm độc hại thì càng thấm thía chữ Lỡ này.
Nhiều món trong đó là thứ khoái khẩu của người mình, nhưng ngon mà chẳng lành.
Không phải món nào ngon thì cũng lành.
Cũng như nhiều người tuy dễ thương mà cũng đáng sợ vậy.
Hai chữ ngon lành từ đó không phải dễ dùng.
Ngay đến một chữ rất phổ biến như Phúc Đức cũng khó mà tìm được chỗ dùng.
Nhiều kẻ đời nay chỉ có phúc mà không có đức.
Người học A-Tỳ-Đàm thường thích nói chặt chẽ nên khó chấp nhận điều tôi đang viết.
Một cách nôm na, tôi hiểu Đức ở đây là những đức tánh hàm dưỡng nhân cách của mình.
Một người tiện tay làm một hai chuyện giúp đỡ kẻ khác không sánh được một người thường ngày làm gì cũng biết nghĩ về kẻ khác.
Phúc thì ai cũng làm được, nhưng Đức thì phải là kẻ có tâm cơ.
Tôi không nhớ là Lão Tử hay Trang Tử đã có câu nói này: "Người thời nay quyền cao tước trọng đến mấy cũng chỉ là hàng quý nhân chứ không phải bậc đại nhân như thời trước."
Cứ theo kiểu chẻ chữ (chiết tự) đó mà nói thì ta có bao điều thú vị để mà suy gẫm. Như thánh nhân chỉ có Đau mà không Khổ, phàm phu nhiều khi Thông nhưng chưa chắc đã Minh, Giải nhưng chưa chắc đã Thoát, Tình không hẳn là đi với Yêu, tôi còn muốn nói là Sung chưa chắc đã Sướng, nhưng thôi !
Chẻ chừng đó cũng đủ mỏi tay mòn búa rồi, chỉ mong người đời nhớ được bài học Chính Danh của thầy Khổng để mà sống trọn vẹn ngoài đời, trong đạo. Thế còn gì hơn được nữa. Mong thay !
Không bị tàn tật, anh mừng lắm, nhưng đêm đêm nhìn lại cái chân ngoại lai kia, anh cứ rùng mình và nghĩ đến người nằm dưới mộ.
Một ngày, nhắm chịu không thấu, anh chạy lên chùa thăm sư phụ là một thiền sư và kể lại nỗi sợ của mình.
Vị hoà thượng nhìn anh rồi mỉm cười:
- Con thấy sợ cái chân đó vì cho rằng nó không phải là của con, nhưng thử hỏi, cái-chân-xưa-giờ-theo-con-từ-bé có đúng là của con không ?
Truyện kể rằng anh Phật tử từ đó ngủ ngon, hết sợ. Và tôi từ lúc biết được câu chuyện này cũng thấy mình ít nhiều an lạc hơn xưa. Tôi đã hiểu chữ CỦA một cách chu đáo hơn, thấm thía hơn.
Rồi cũng từ đó, tôi nghiệm ra một điều rằng ở đời nhiều lúc chỉ một chữ thôi cũng là một trời suy tư.
Chiều nay, một người Phật tử gửi tôi cái link để đọc bài viết của một người trẻ chẳng biết trong hay ngoài nước.
Họ nói thích bài đó, khen hay và giới thiệu cho tôi. Tựa đề bài viết đó là Tình Lỡ. Thiệt lạ, đọc hết bài, nhưng tôi không hiểu gì hết. Lòng tôi đã bị cái tựa đề Tình Lỡ kia níu kéo ngay từ phút đầu. Nói chính xác, tôi đã bàng hoàng, ngẩn ngơ chỉ vì một chữ LỠ kia thôi. Nào phải chỉ có tình mới lỡ.
Có gì trên đời này lại không bị lỡ chứ.
Nhìn quanh ta, rồi thì cả thế giới, hình như chẳng gì là trọn vẹn hết.
Này nhé, có ai trên đời này dám nhận đời mình là viên mãn đâu.
Cả một quốc gia cũng thế.
Nhiều kẻ giàu mà không sang, bởi họ chỉ phú mà không quý.
Tiền bạc rủng rỉnh mà kiểu xài tiền thì ngửi không vô, đó là giàu mà không sang, phú nhưng chưa quý.
Nhìn xa một chút, nước Tàu bây giờ có biết bao tỷ phú, nhưng ở một xã hội nghèo nàn nhân văn sau mấy chục năm Cộng Sản thì khó mà kiếm ra một người thật sự phú quý.
Dám bỏ cả triệu Mỹ kim mua một con chó ngao Tây Tạng về cung phụng như đấng sinh thành, nhưng đố họ dám bỏ ra một phần trăm số tiền đó để làm từ thiện.
Đáng ngại là ở Việt Nam bây giờ cũng có rất nhiều kẻ chỉ phú mà không quý như thế.
Tôi muốn gọi đó là một trường hợp Lỡ: Lỡ làng, dở dang…
Rồi đến chữ An Lạc.
Biết bao người trên đời này ngó ngon lành vậy, nhưng thiệt ra họ chỉ được An (yên) mà chắc gì được Lạc.
Nhà cửa ổn định, thu nhập ổn định, sức khỏe ổn định, kể cả gia đạo cũng ổn định, nhưng liệu lòng họ có được vui không.
Tôi từng nói rồi, nhiều khi có chuyện để lo toan còn dễ sống hơn là những ngày tháng nhàn cư vô vị, không đắng không ngọt.
Viết đến đây tôi chợt nhớ đến mấy bài báo online gần đây nói về làn sóng thực phẩm độc hại thì càng thấm thía chữ Lỡ này.
Nhiều món trong đó là thứ khoái khẩu của người mình, nhưng ngon mà chẳng lành.
Không phải món nào ngon thì cũng lành.
Cũng như nhiều người tuy dễ thương mà cũng đáng sợ vậy.
Hai chữ ngon lành từ đó không phải dễ dùng.
Ngay đến một chữ rất phổ biến như Phúc Đức cũng khó mà tìm được chỗ dùng.
Nhiều kẻ đời nay chỉ có phúc mà không có đức.
Người học A-Tỳ-Đàm thường thích nói chặt chẽ nên khó chấp nhận điều tôi đang viết.
Một cách nôm na, tôi hiểu Đức ở đây là những đức tánh hàm dưỡng nhân cách của mình.
Một người tiện tay làm một hai chuyện giúp đỡ kẻ khác không sánh được một người thường ngày làm gì cũng biết nghĩ về kẻ khác.
Phúc thì ai cũng làm được, nhưng Đức thì phải là kẻ có tâm cơ.
Tôi không nhớ là Lão Tử hay Trang Tử đã có câu nói này: "Người thời nay quyền cao tước trọng đến mấy cũng chỉ là hàng quý nhân chứ không phải bậc đại nhân như thời trước."
Cứ theo kiểu chẻ chữ (chiết tự) đó mà nói thì ta có bao điều thú vị để mà suy gẫm. Như thánh nhân chỉ có Đau mà không Khổ, phàm phu nhiều khi Thông nhưng chưa chắc đã Minh, Giải nhưng chưa chắc đã Thoát, Tình không hẳn là đi với Yêu, tôi còn muốn nói là Sung chưa chắc đã Sướng, nhưng thôi !
Chẻ chừng đó cũng đủ mỏi tay mòn búa rồi, chỉ mong người đời nhớ được bài học Chính Danh của thầy Khổng để mà sống trọn vẹn ngoài đời, trong đạo. Thế còn gì hơn được nữa. Mong thay !
No comments:
Post a Comment