Anh em chúng ta người trước kẻ sau ai rồi cũng già. Làm sao tránh được! Đã có "sinh" là có "lão". Một giai đoạn tất yếu của cuộc sống. Nếu ngày đầu tiên mình sinh ra mà đã biết nghe, biết nói, nếu có ai bảo rằng mỗi ngày mình lớn lên là một ngày mình sẽ già đi, và tiến dần về cõi chết, chắc chắn là mình đã không tin. Tại sao lại bi quan vậy? Nói chi chuyện giả tưởng nghe như lối đặt câu với mệnh đề giả định trong một lớp học ngoại ngữ, ngay trong những giai đoạn trưởng thành từ thuở niên thiếu cho đến khi lăn lóc vào đời, có mấy ai ngừng lại vì những bận tâm liên quan đến lão suy hay lão hoá, trừ những thiền sư hay những chú tiểu trong chùa. Giòng sống cứ thế mà cuốn trôi đi, mỗi kiếp nhân sinh như một chiếc lá giữa giòng, trôi từ đầu nguồn ra sông, ra biển. Đâu có như con cá hồi (salmon) sau năm năm ở biển lại quay ngược trở về nguồn để sinh, để chết!
Trong lớp sinh lý học phổ thông, học sinh trung học đã được biết về tiến trình già-chết của các tế bào trên thân thể con người. Từng giây, từng phút. Nhưng biết để mà biết. Đó chỉ là chuyện tăng trưởng và đào thải trong thân thể con người! Hay trong lớp siêu hình học nhập môn, khi nêu lên những vấn nạn về cuộc sống như "Ta là ai?" , "Ta từ đâu tới?" hay "Ta sẽ đi về đâu?", thì cũng chỉ là để đáp ứng một nhu cầu giới hạn nhất định trong phạm vi lớp học. Rời khỏi trường rồi, còn mấy ai nhớ những buổi hăng say thảo luận về các vấn đề triết lý trừu tượng ngày xưa? Còn bao nhiêu chuyện quan trọng, bức bách hơn. Chuyện bây giờ lo đã muốn bức hơi, đa mang chi chuyện của ngày mai, chưa tới.
Nhưng cái già nó vẫn tới và tới với mình chầm chậm, từ từ. Nhiều khi nó đến rồi mà mình vẫn chưa hay. Sở dĩ như vậy là vì hình như ai cũng phải qua một giai đoạn tự phủ nhận (self-denial) trước khi chịu nhận là mình bắt đầu già. Giai đoạn này dài ngắn còn tùy ở cá tánh và hoàn cảnh của mỗi người. Thật sự ra phải nói là cũng có người tuy tuổi đời còn thấp, nhưng trong cách suy nghĩ hay ứng xử xem ra thì đã có những phản ánh tiêu biểu của người già như phản ứng chậm chạp, nói năng lẩm cẩm, xoay trở vụng về, để đâu quên đó, còn đi lại thì như là người chỉ còn nửa bầu sinh khí. Lại cũng có người tuy tuổi tác đã cao nhưng lúc nào cũng mau mắn, nhanh nhẹn, nói năng mạch lạc, lớp lang, đầu óc minh mẫn, sáng suốt, ưa thích những sinh hoạt ngoài trời như tắm biển, chơi thể thao, sẵn sàng tham gia các buổi họp mặt với bạn bè, không quá ngần ngại, đắn đo trước những chuyến đi xa, bao giờ cũng sốt sắng, vui vẻ, lạc quan, biết sống trọn vẹn với cái bây giờ thay vì bận bịu, lo toan về cái tương lai, chưa tới.
Trong phạm vi bài này tôi không muốn kể lại đây những nhận định của các nhà chuyên môn về tuổi già và người già khi họ giải thích "thế nào là già" hoặc "tại sao ta già". Tôi chỉ muốn chia xẻ một số ghi nhận của chính bản thân mình, một người cũng đã quá cái ngưỡng 60, về những biến đổi tâm sinh lý trong con người mình cũng như về những khó khăn khi đối phó với những dấu hiệu biến đổi đó trước khi chấp nhận "chung sống hòa bình" với nó. Do đó mà có cái tựa đề như trên là "Già Ơi, Chào Mi!"
Tục ngữ Anh có câu "A man is as old as he feels, and a woman as old as she looks", nghĩa là cái già của đàn ông tùy thuộc vào cảm nghĩ của chính anh ta. Nếu anh ta vẫn cảm thấy mình trẻ trung, khỏe mạnh, thì tuổi tác có quan hệ gì đâu. Cũng như đối với người đàn bà, nếu dung nhan vẫn tươi tắn, mặn mà thì già trẻ cũng thế thôi, nhắc đến làm chi. Tựu trung già hay không là tùy ở cái đầu của mình. Bởi thế tôi rất tâm đắc với câu trích dẫn (không có ghi rõ tác giả) sau đây trong tập sách "Già ơi! Chào bạn!" của BS Đỗ Hồng Ngọc mà Anh Hà Quí Phú, một bạn đồng nghiệp cũ cùng tuổi ở Đà Nẳng, vừa gởi cho: "Age is mostly a matter of the mind! If you don't mind, it doesn't matter" (Tuổi tác là chuyện cái tâm, nếu ta không thèm quan tâm, chả có vấn đề tuổi tác!)
Nếu mình ngồi lại với nhau và hỏi nhau "Bạn thấy mình già từ lúc nào?" thì chắc chắn là mỗi người sẽ trả lời một cách, không ai giống ai. Nói như một người bạn của tôi, anh Tôn Thất Khoát : "Nếu ra bãi biển Santa Monica hay Malibu mà tình cờ được xem một màn quay "Baywatch" với những nữ tài tử trẻ trung, hấp dẫn trong show này diễn xuất bằng xương bằng thịt ngay trước mắt mình, nhởn nhơ, khêu gợi, mà trong lòng vẫn thấy dửng dưng, nguội lạnh thì phải nhận là mình đã già." Tếu, nhưng không phải là hoàn toàn sai. Khi chất testosterone trong cơ thể mình đã càng ngày càng khô cạn thì phản ứng như vậy đâu có gì là khó hiểu!Thật sự ra đối với các nhà khoa học thì dấu hiệu sinh lý của tuổi già đã được nghiên cứu từ lâu. Đại loại, nếu bỏ qua các giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi 20 đến tuổi 60 mà chỉ so sánh một người đã quá 60 với thời anh mới 20 tuổi, thì theo Curtis Pesman, tác giả cuốn "How a Man Ages," ta có thể ghi nhận những thay đổi như sau:
Da mỏng hơn và chùng xuống, độ co giản của da càng ngày càng giảm sút, và qua nhiều năm tháng biểu lộ vui, buồn, sướng, khổ, những nét nhăn trên mặt đã hằn sâu và lớn. Tóc bạc, thưa, và nhẹ hơn, đường kính của tóc chỉ còn 86 microns (1 phần triệu của 1m) so với 101 microns hồi 20 tuổi.
Hai tròng mắt bị co lại, mức độ ánh sáng vào đến võng mạc giảm đi, khó phân biệt được sự vật trong tối, do đó mà khi đọc cần phải có ánh sáng đủ.
Tai không còn nghe được tiếng động trên tầm 10,000 hertz, như tiếng hót của chim, vì chức năng chuyển thể độ rung từ tai ngoài vào tai trong đã suy thoái.
Men răng càng ngày càng mòn dần vì quá trình nhai, nghiến, trong khi đó lợi răng co rút lại, làm lộ rõ khoảng trống giữa các chân răng.
Xương mất dần calcium, trở nên xốp, dòn, dễ gãy, lớp sụn ở các đầu khớp không còn nguyên vẹn, chất nhờn giữa các khớp khô đi, sinh ra di chuyển chậm, khó khăn.
Tim không còn bơm đủ máu ra khắp châu thân, một phần do cholesterol đóng dày trên thành động mạch làm tim phải hoạt động nhiều hơn mới bơm được máu đi.
Các cơ bắp làm cho phổi hoạt động bình thường suy yếu dần, độ co giản của lồng ngực yếu đi, làm cho lượng dưỡng khí hít vào chỉ còn bằng một nửa thời 20 tuổi.
Trọng lượng của thận giảm từ 20% đến 30%, sức lọc chất thải của thận chỉ bằng nửa hồi trẻ, và sức chứa của bọng đái cũng chỉ còn chừng một nửa (8 fluid ounces, khoảng non 230cl).
Với năm tháng qua đi, khối não cũng rút nhỏ lại và giảm trọng lượng, hàng tỷ tế bào não bị mất đi, trí nhớ bị giảm sút.
Những thay đổi trên thì ít nhiều ai cũng nhìn thấy, nhất là nơi người khác. Với tôi, đèn đỏ đầu tiên báo động tiến trình lão suy đã bắt đầu là cách đây 7 năm, lúc tôi phải vào Bệnh viện Hoag ở Newport Beach để mổ tim và thay van (mitral valve). Trước khi vào phòng mổ tôi cũng đã cố tìm đủ mọi lý do để tự thuyết phục cho quyết định của mình, mà lý do nặng ký nhất vẫn là "wear and tear." Có tốt đến đâu mà dùng lâu ngày cũng phải mòn, phải rách. Cũng như chạy xe thì đến lúc cũng phải thay 4 vỏ xe. Cũng như cái máy giặt trong nhà, cái lò trong bếp, hay cái bóng đèn trên trần. Sử dụng cẩn thận đến đâu đi nữa thì đến lúc hỏng cũng phải thay. Nhưng thay van là để được sinh hoạt bình thường trở lại, đâu có nghĩ là cơ thể mình đã bắt đầu già!
Rồi 3 năm sau khi mổ, theo khuyến cáo của những người có thẩm quyền, tôi lại phải ngưng chơi tennis, một thú tiêu khiển cuối tuần mà bao nhiêu năm ròng tôi thích thú đeo đuổi với tất cả hăng say, nhiệt tình. Lý do là chứng đau nhức phần lưng dưới (lower back) cứ dai dẳng, không dứt. Bản án thứ hai: Sau khi xem hình quang tuyến chụp phần lưng dưới, bác sĩ phán là tuy chưa trầm trọng nhưng đã có dấu hiệu suy thoái giữa các khớp xương L2-L3, L3-L4, và L4-L5 là các khớp xương ở phần lưng dưới, nghĩa là chất nhờn đã khô đi, lớp sụn bao quanh các khớp đã mòn (Multilevel Degenerative Disease), khoảng cách giữa các đốt xương sống ở vùng này đã rút ngắn lại, và các ngạnh của khớp xương đã bắt đầu nhô ra (Multilevel Spondylosis). Tóm lại đây là dấu hiệu của bệnh lão suy. Nhưng nói là "bệnh" thì nghe ghê quá! Làm sao tuổi mình mà gọi là già!
Tuy nhiên với bản án khắc nghiệt đó tôi bắt đầu âm thầm tìm cách cưỡng chống lại, ít nữa là cũng để "trì hoãn chiến". Theo các bác sĩ tây y thì không có thuốc chữa. Có loại thuốc với hỗn hợp của hai chất glucosamine và chondroitin được quảng cáo ầm ĩ là có thể làm giảm đau ở các khớp thì Cơ quan Quản trị Thực và Dược Phẩm (U.S. Food & Drug Administration) lại chưa chuẩn nhận là có giá trị lâm sàng. Đồng thời nó cũng có thể có phản ứng nghịch đối với các loại thuốc làm loãng máu. Chất nhờn giúp các khớp chuyển động dễ dàng, tự nhiên, là của "trời cho", đến một tuổi nào đó sẽ khô dần đi, không có thần dược nào có thể tái tạo nó lại được. Nhưng các bác sĩ đông y lại quả quyết là được. Đau ở lưng là do gan nóng, hoặc thận suy. Nếu kiên nhẫn uống theo toa của các vị này đảm bảo sẽ lành. Thế là lại âm thầm đi bổ thuốc, nghe thầy nào hay xa đâu cũng tìm đến, thuốc sắc (ba, bốn chén còn một), thuốc tể, thuốc ngâm rượu. Thử hết, xem có kết quả gì không. Nhưng cái đau âm ĩ vẫn còn.
Cái khó đối với tôi còn ngặt nghèo hơn so với những anh em khác cùng bịnh trạng là tuy đau nhưng không thể dùng các loại thuốc giảm đau hiện có vì sợ phản ứng nghịch với loại thuốc làm loãng máu (Coumadin) mà tôi vẫn phải uống hằng ngày sau khi thay van nhân tạo bằng kim loại.
Song song với những cố gắng chữa trị bằng thuốc, tôi còn tìm cách thăm dò, luyện tập theo nhiều phương pháp khác nhau, mỗi cách đều có một mức độ công hiệu nhất định, do bằng hữu hoặc các anh chị sinh viên đã từng có thời học ngoại ngữ với tôi biết tôi đau nên đề nghị luyện tập thử. Cũng xin kể ra đây những môn tôi đã có tập qua để có anh em nào đồng bệnh cùng trao đổi kinh nghiệm cho vui:
Yoga (Hatha Yoga và Pitales Yoga) tại các trung tâm 24-Hour Fitness.
Khí công Thiếu Lâm Tự, theo cách hướng dẫn của tác giả Wong Kiew Kit trong cuốn Chi Kung for Health and Vitality.
Phương pháp thở sâu, chậm, nhẹ, và đều trong cuốn Wujishi Breathing Exercise của tác giả Men Den.
Phương pháp Đạt Ma Dịch Cân Kinh.
Phương pháp Thiền Vô Cực do Thầy Tôn Thất Hanh, nguyên giáo sư Quốc Học, Huế, giới thiệu.
Phương pháp Hồi Xuân gồm năm thế tập của các tu sĩ Tây Tạng do Peter Kelder thuật lại trong cuốn Ancient Secret of the Fountain of Youth.
Tôi đã tập qua các phương pháp được giới thiệu cũng như một số phương pháp khác do các bạn thân quen vốn là võ sư chỉ giáo mà tôi không tiện kể hết ra đây, mỗi môn tôi tập một thời gian để tìm xem phương pháp nào phù hợp cũng như thuận tiện và công hiệu với mình nhất. Mấy năm gần nay tôi cố gắng đều đặn tọa thiền mỗi buổi sáng (theo Sổ tức quán) và tập Thái Cực Quyền là chính. Và đã thấy có phần nào giảm đau, không gay gắt như những năm trước đây.
Điều đáng nói không phải là chuyện phải kiên trì tập luyện, vì đây là nhu cầu sinh tử, mà chính là mình phải trực diện với thực trạng của thân thể mình, coi lão hóa là một phần của tiến trình tất yếu, tự nhiên, không có gì phải quá lo âu, sợ hãi. Và như đã nói ở trên, biết nó làm khổ mình, nhưng vẫn phải làm lành với nó, chung sống hòa bình với nó, thực tế khắc chế nó được đến đâu hay đến đó, không nôn nóng, hối hả, không trông chờ phép lạ mà mình biết ở tuổi này khó còn có thể xảy ra.
Gần đây tôi lại tình cờ đọc được bài "Tính Tuổi Theo Lối Mới" (Calculate Your Age in Neo-Years) trên trang nhà của Giáo sư Tiến sĩ Davis Demko có liên quan đến cách suy nghĩ về tuổi già. Theo ông, 75% tiến trình lão hóa của con người có thể điều chế được do tác động của sáu yếu tố sau đây:
Khắc chế yếu tố di truyền. Dĩ nhiên yếu tố di truyền tạo cho mỗi con người một tình trạng có thể bị mắc những bệnh mà cha mẹ người đó đã từng bị, nhưng những phương pháp phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe hiện đại, nếu áp dụng đúng mức, có thể làm giảm đi rất nhiều tính đe dọa của yếu tố này.
Tập thể dục, thể thao. Rất nhiều các chứng đau nhức phát sinh do thiếu hoạt động. Nếu luyện tập thường xuyên thì hệ thống tim mạch sẽ được bảo toàn, xương và bắp thịt sẽ rắn chắc, khỏe, và sự phối hợp chân tay sẽ nhịp nhàng, hữu hiệu.
Tinh thần luôn được kích thích. Những người tưổi cao mà vẫn có những sinh hoạt tinh thần đều đặn và đầu óc luôn luôn được kích thích, suy nghĩ, tìm tòi như đọc sách, học ngoại ngữ, chơi ô chữ, hay tham gia vào các cuộc thảo luận hứng thú sẽ giữ được tinh thần minh mẫn, tỉnh táo lâu dài.
Có tập quán dinh dưỡng tốt. Cách tốt nhất để chống lại già trước tuổi hay bệnh tật. Thức ăn là năng lượng. Phải tìm hiểu những phương cách dinh dưỡng lành mạnh, cũng như những sinh tố hay khoáng chất mà cơ thể mình cần.
Sống có ý nghĩa. Sống phải có những mục đích đáng đeo đuổi. Ý thức rõ mục đích công việc mình đang làm dễ gây cho mình cảm hứng, giúp mình tập trung, chú ý, tránh được buồn nản, bẳn gắt, và kết quả tích cực sẽ nâng cao giá trị của chính mình.
Biết phòng ngừa bệnh tật. Đây là yếu tố quan trọng có giá trị điều chế tiến trình lão hóa.
Cần khám tổng quát thường xuyên để kịp ngăn chận các bệnh hiểm nghèo. Đừng bao giờ nghĩ là các chứng đau nhức hành hạ mình chỉ là hậu quả của tuổi già.
Sau khi phân tích các yếu tố nói trên, Giáo sư Demko đề nghị một lối tính tuổi mới mà ông cho là chính xác hơn. Ông đặt tên cho công thức tính tuổi của ông là: DNA-Plus. DNA là viết tắt của Demko's Neo Age, Plus ngụ ý là già với những đặc tính tích cực. Công thức DNA-Plus tính trung bình của 4 lọai tuổi:
Tuổi thời gian, tính theo số năm đã sống.
Tuổi thể chất, tính theo tình trạng sức khỏe.
Tuổi xã hội, tính theo mức độ sinh hoạt hằng ngày trong việc làm, đời sống gia đình, giải trí, hay các công tác thiện nguyện.
Tuổi tâm lý, tính theo khả năng đối phó với khủng hoảng, mâu thuẫn, sự căng thẳng trong đời sống, hay thích ứng với mọi sự thay đổi bất ngờ.
Nếu áp dụng công thức này cho một người đã sống đến 80 năm (tuổi thời gian), có tình trạng sức khỏe của một người sống 70 năm (tuổi thể chất), có mức độ hoạt động của một người sống 60 năm (tuổi xã hội), và có khả năng ứng phó của một người mới sống 50 năm (tuổi tâm lý), thì tuổi trung bình của người này sẽ là (80+70+60+50) : 4 = 65 tuổi (Neo Years), nghĩa là tuổi chính xác của người này chỉ mới 65 chứ không phải là 80 theo cách suy nghĩ thông thường.
Bởi vậy cho nên, các Anh các Chị ơi, hãy mỉm cười như tôi mỗi buổi sáng khi thức dậy và bắt đầu ngày mới với một nụ cười: Già ơi, Chào Mi!
Vâng, đúng vậy. Tuổi già đã đến với tôi, và tôi đã làm thân với nó. Vì tò mò tôi cũng đã tính tuổi tôi theo công thức DNA-Plus của Giáo sư Demko. Bây giờ đến lượt Anh và Chị. Anh, Chị thử tính xem mình bao nhiêu tuổi?
Trong lớp sinh lý học phổ thông, học sinh trung học đã được biết về tiến trình già-chết của các tế bào trên thân thể con người. Từng giây, từng phút. Nhưng biết để mà biết. Đó chỉ là chuyện tăng trưởng và đào thải trong thân thể con người! Hay trong lớp siêu hình học nhập môn, khi nêu lên những vấn nạn về cuộc sống như "Ta là ai?" , "Ta từ đâu tới?" hay "Ta sẽ đi về đâu?", thì cũng chỉ là để đáp ứng một nhu cầu giới hạn nhất định trong phạm vi lớp học. Rời khỏi trường rồi, còn mấy ai nhớ những buổi hăng say thảo luận về các vấn đề triết lý trừu tượng ngày xưa? Còn bao nhiêu chuyện quan trọng, bức bách hơn. Chuyện bây giờ lo đã muốn bức hơi, đa mang chi chuyện của ngày mai, chưa tới.
Nhưng cái già nó vẫn tới và tới với mình chầm chậm, từ từ. Nhiều khi nó đến rồi mà mình vẫn chưa hay. Sở dĩ như vậy là vì hình như ai cũng phải qua một giai đoạn tự phủ nhận (self-denial) trước khi chịu nhận là mình bắt đầu già. Giai đoạn này dài ngắn còn tùy ở cá tánh và hoàn cảnh của mỗi người. Thật sự ra phải nói là cũng có người tuy tuổi đời còn thấp, nhưng trong cách suy nghĩ hay ứng xử xem ra thì đã có những phản ánh tiêu biểu của người già như phản ứng chậm chạp, nói năng lẩm cẩm, xoay trở vụng về, để đâu quên đó, còn đi lại thì như là người chỉ còn nửa bầu sinh khí. Lại cũng có người tuy tuổi tác đã cao nhưng lúc nào cũng mau mắn, nhanh nhẹn, nói năng mạch lạc, lớp lang, đầu óc minh mẫn, sáng suốt, ưa thích những sinh hoạt ngoài trời như tắm biển, chơi thể thao, sẵn sàng tham gia các buổi họp mặt với bạn bè, không quá ngần ngại, đắn đo trước những chuyến đi xa, bao giờ cũng sốt sắng, vui vẻ, lạc quan, biết sống trọn vẹn với cái bây giờ thay vì bận bịu, lo toan về cái tương lai, chưa tới.
Trong phạm vi bài này tôi không muốn kể lại đây những nhận định của các nhà chuyên môn về tuổi già và người già khi họ giải thích "thế nào là già" hoặc "tại sao ta già". Tôi chỉ muốn chia xẻ một số ghi nhận của chính bản thân mình, một người cũng đã quá cái ngưỡng 60, về những biến đổi tâm sinh lý trong con người mình cũng như về những khó khăn khi đối phó với những dấu hiệu biến đổi đó trước khi chấp nhận "chung sống hòa bình" với nó. Do đó mà có cái tựa đề như trên là "Già Ơi, Chào Mi!"
Tục ngữ Anh có câu "A man is as old as he feels, and a woman as old as she looks", nghĩa là cái già của đàn ông tùy thuộc vào cảm nghĩ của chính anh ta. Nếu anh ta vẫn cảm thấy mình trẻ trung, khỏe mạnh, thì tuổi tác có quan hệ gì đâu. Cũng như đối với người đàn bà, nếu dung nhan vẫn tươi tắn, mặn mà thì già trẻ cũng thế thôi, nhắc đến làm chi. Tựu trung già hay không là tùy ở cái đầu của mình. Bởi thế tôi rất tâm đắc với câu trích dẫn (không có ghi rõ tác giả) sau đây trong tập sách "Già ơi! Chào bạn!" của BS Đỗ Hồng Ngọc mà Anh Hà Quí Phú, một bạn đồng nghiệp cũ cùng tuổi ở Đà Nẳng, vừa gởi cho: "Age is mostly a matter of the mind! If you don't mind, it doesn't matter" (Tuổi tác là chuyện cái tâm, nếu ta không thèm quan tâm, chả có vấn đề tuổi tác!)
Nếu mình ngồi lại với nhau và hỏi nhau "Bạn thấy mình già từ lúc nào?" thì chắc chắn là mỗi người sẽ trả lời một cách, không ai giống ai. Nói như một người bạn của tôi, anh Tôn Thất Khoát : "Nếu ra bãi biển Santa Monica hay Malibu mà tình cờ được xem một màn quay "Baywatch" với những nữ tài tử trẻ trung, hấp dẫn trong show này diễn xuất bằng xương bằng thịt ngay trước mắt mình, nhởn nhơ, khêu gợi, mà trong lòng vẫn thấy dửng dưng, nguội lạnh thì phải nhận là mình đã già." Tếu, nhưng không phải là hoàn toàn sai. Khi chất testosterone trong cơ thể mình đã càng ngày càng khô cạn thì phản ứng như vậy đâu có gì là khó hiểu!Thật sự ra đối với các nhà khoa học thì dấu hiệu sinh lý của tuổi già đã được nghiên cứu từ lâu. Đại loại, nếu bỏ qua các giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi 20 đến tuổi 60 mà chỉ so sánh một người đã quá 60 với thời anh mới 20 tuổi, thì theo Curtis Pesman, tác giả cuốn "How a Man Ages," ta có thể ghi nhận những thay đổi như sau:
Da mỏng hơn và chùng xuống, độ co giản của da càng ngày càng giảm sút, và qua nhiều năm tháng biểu lộ vui, buồn, sướng, khổ, những nét nhăn trên mặt đã hằn sâu và lớn. Tóc bạc, thưa, và nhẹ hơn, đường kính của tóc chỉ còn 86 microns (1 phần triệu của 1m) so với 101 microns hồi 20 tuổi.
Hai tròng mắt bị co lại, mức độ ánh sáng vào đến võng mạc giảm đi, khó phân biệt được sự vật trong tối, do đó mà khi đọc cần phải có ánh sáng đủ.
Tai không còn nghe được tiếng động trên tầm 10,000 hertz, như tiếng hót của chim, vì chức năng chuyển thể độ rung từ tai ngoài vào tai trong đã suy thoái.
Men răng càng ngày càng mòn dần vì quá trình nhai, nghiến, trong khi đó lợi răng co rút lại, làm lộ rõ khoảng trống giữa các chân răng.
Xương mất dần calcium, trở nên xốp, dòn, dễ gãy, lớp sụn ở các đầu khớp không còn nguyên vẹn, chất nhờn giữa các khớp khô đi, sinh ra di chuyển chậm, khó khăn.
Tim không còn bơm đủ máu ra khắp châu thân, một phần do cholesterol đóng dày trên thành động mạch làm tim phải hoạt động nhiều hơn mới bơm được máu đi.
Các cơ bắp làm cho phổi hoạt động bình thường suy yếu dần, độ co giản của lồng ngực yếu đi, làm cho lượng dưỡng khí hít vào chỉ còn bằng một nửa thời 20 tuổi.
Trọng lượng của thận giảm từ 20% đến 30%, sức lọc chất thải của thận chỉ bằng nửa hồi trẻ, và sức chứa của bọng đái cũng chỉ còn chừng một nửa (8 fluid ounces, khoảng non 230cl).
Với năm tháng qua đi, khối não cũng rút nhỏ lại và giảm trọng lượng, hàng tỷ tế bào não bị mất đi, trí nhớ bị giảm sút.
Những thay đổi trên thì ít nhiều ai cũng nhìn thấy, nhất là nơi người khác. Với tôi, đèn đỏ đầu tiên báo động tiến trình lão suy đã bắt đầu là cách đây 7 năm, lúc tôi phải vào Bệnh viện Hoag ở Newport Beach để mổ tim và thay van (mitral valve). Trước khi vào phòng mổ tôi cũng đã cố tìm đủ mọi lý do để tự thuyết phục cho quyết định của mình, mà lý do nặng ký nhất vẫn là "wear and tear." Có tốt đến đâu mà dùng lâu ngày cũng phải mòn, phải rách. Cũng như chạy xe thì đến lúc cũng phải thay 4 vỏ xe. Cũng như cái máy giặt trong nhà, cái lò trong bếp, hay cái bóng đèn trên trần. Sử dụng cẩn thận đến đâu đi nữa thì đến lúc hỏng cũng phải thay. Nhưng thay van là để được sinh hoạt bình thường trở lại, đâu có nghĩ là cơ thể mình đã bắt đầu già!
Rồi 3 năm sau khi mổ, theo khuyến cáo của những người có thẩm quyền, tôi lại phải ngưng chơi tennis, một thú tiêu khiển cuối tuần mà bao nhiêu năm ròng tôi thích thú đeo đuổi với tất cả hăng say, nhiệt tình. Lý do là chứng đau nhức phần lưng dưới (lower back) cứ dai dẳng, không dứt. Bản án thứ hai: Sau khi xem hình quang tuyến chụp phần lưng dưới, bác sĩ phán là tuy chưa trầm trọng nhưng đã có dấu hiệu suy thoái giữa các khớp xương L2-L3, L3-L4, và L4-L5 là các khớp xương ở phần lưng dưới, nghĩa là chất nhờn đã khô đi, lớp sụn bao quanh các khớp đã mòn (Multilevel Degenerative Disease), khoảng cách giữa các đốt xương sống ở vùng này đã rút ngắn lại, và các ngạnh của khớp xương đã bắt đầu nhô ra (Multilevel Spondylosis). Tóm lại đây là dấu hiệu của bệnh lão suy. Nhưng nói là "bệnh" thì nghe ghê quá! Làm sao tuổi mình mà gọi là già!
Tuy nhiên với bản án khắc nghiệt đó tôi bắt đầu âm thầm tìm cách cưỡng chống lại, ít nữa là cũng để "trì hoãn chiến". Theo các bác sĩ tây y thì không có thuốc chữa. Có loại thuốc với hỗn hợp của hai chất glucosamine và chondroitin được quảng cáo ầm ĩ là có thể làm giảm đau ở các khớp thì Cơ quan Quản trị Thực và Dược Phẩm (U.S. Food & Drug Administration) lại chưa chuẩn nhận là có giá trị lâm sàng. Đồng thời nó cũng có thể có phản ứng nghịch đối với các loại thuốc làm loãng máu. Chất nhờn giúp các khớp chuyển động dễ dàng, tự nhiên, là của "trời cho", đến một tuổi nào đó sẽ khô dần đi, không có thần dược nào có thể tái tạo nó lại được. Nhưng các bác sĩ đông y lại quả quyết là được. Đau ở lưng là do gan nóng, hoặc thận suy. Nếu kiên nhẫn uống theo toa của các vị này đảm bảo sẽ lành. Thế là lại âm thầm đi bổ thuốc, nghe thầy nào hay xa đâu cũng tìm đến, thuốc sắc (ba, bốn chén còn một), thuốc tể, thuốc ngâm rượu. Thử hết, xem có kết quả gì không. Nhưng cái đau âm ĩ vẫn còn.
Cái khó đối với tôi còn ngặt nghèo hơn so với những anh em khác cùng bịnh trạng là tuy đau nhưng không thể dùng các loại thuốc giảm đau hiện có vì sợ phản ứng nghịch với loại thuốc làm loãng máu (Coumadin) mà tôi vẫn phải uống hằng ngày sau khi thay van nhân tạo bằng kim loại.
Song song với những cố gắng chữa trị bằng thuốc, tôi còn tìm cách thăm dò, luyện tập theo nhiều phương pháp khác nhau, mỗi cách đều có một mức độ công hiệu nhất định, do bằng hữu hoặc các anh chị sinh viên đã từng có thời học ngoại ngữ với tôi biết tôi đau nên đề nghị luyện tập thử. Cũng xin kể ra đây những môn tôi đã có tập qua để có anh em nào đồng bệnh cùng trao đổi kinh nghiệm cho vui:
Yoga (Hatha Yoga và Pitales Yoga) tại các trung tâm 24-Hour Fitness.
Khí công Thiếu Lâm Tự, theo cách hướng dẫn của tác giả Wong Kiew Kit trong cuốn Chi Kung for Health and Vitality.
Phương pháp thở sâu, chậm, nhẹ, và đều trong cuốn Wujishi Breathing Exercise của tác giả Men Den.
Phương pháp Đạt Ma Dịch Cân Kinh.
Phương pháp Thiền Vô Cực do Thầy Tôn Thất Hanh, nguyên giáo sư Quốc Học, Huế, giới thiệu.
Phương pháp Hồi Xuân gồm năm thế tập của các tu sĩ Tây Tạng do Peter Kelder thuật lại trong cuốn Ancient Secret of the Fountain of Youth.
Tôi đã tập qua các phương pháp được giới thiệu cũng như một số phương pháp khác do các bạn thân quen vốn là võ sư chỉ giáo mà tôi không tiện kể hết ra đây, mỗi môn tôi tập một thời gian để tìm xem phương pháp nào phù hợp cũng như thuận tiện và công hiệu với mình nhất. Mấy năm gần nay tôi cố gắng đều đặn tọa thiền mỗi buổi sáng (theo Sổ tức quán) và tập Thái Cực Quyền là chính. Và đã thấy có phần nào giảm đau, không gay gắt như những năm trước đây.
Điều đáng nói không phải là chuyện phải kiên trì tập luyện, vì đây là nhu cầu sinh tử, mà chính là mình phải trực diện với thực trạng của thân thể mình, coi lão hóa là một phần của tiến trình tất yếu, tự nhiên, không có gì phải quá lo âu, sợ hãi. Và như đã nói ở trên, biết nó làm khổ mình, nhưng vẫn phải làm lành với nó, chung sống hòa bình với nó, thực tế khắc chế nó được đến đâu hay đến đó, không nôn nóng, hối hả, không trông chờ phép lạ mà mình biết ở tuổi này khó còn có thể xảy ra.
Gần đây tôi lại tình cờ đọc được bài "Tính Tuổi Theo Lối Mới" (Calculate Your Age in Neo-Years) trên trang nhà của Giáo sư Tiến sĩ Davis Demko có liên quan đến cách suy nghĩ về tuổi già. Theo ông, 75% tiến trình lão hóa của con người có thể điều chế được do tác động của sáu yếu tố sau đây:
Khắc chế yếu tố di truyền. Dĩ nhiên yếu tố di truyền tạo cho mỗi con người một tình trạng có thể bị mắc những bệnh mà cha mẹ người đó đã từng bị, nhưng những phương pháp phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe hiện đại, nếu áp dụng đúng mức, có thể làm giảm đi rất nhiều tính đe dọa của yếu tố này.
Tập thể dục, thể thao. Rất nhiều các chứng đau nhức phát sinh do thiếu hoạt động. Nếu luyện tập thường xuyên thì hệ thống tim mạch sẽ được bảo toàn, xương và bắp thịt sẽ rắn chắc, khỏe, và sự phối hợp chân tay sẽ nhịp nhàng, hữu hiệu.
Tinh thần luôn được kích thích. Những người tưổi cao mà vẫn có những sinh hoạt tinh thần đều đặn và đầu óc luôn luôn được kích thích, suy nghĩ, tìm tòi như đọc sách, học ngoại ngữ, chơi ô chữ, hay tham gia vào các cuộc thảo luận hứng thú sẽ giữ được tinh thần minh mẫn, tỉnh táo lâu dài.
Có tập quán dinh dưỡng tốt. Cách tốt nhất để chống lại già trước tuổi hay bệnh tật. Thức ăn là năng lượng. Phải tìm hiểu những phương cách dinh dưỡng lành mạnh, cũng như những sinh tố hay khoáng chất mà cơ thể mình cần.
Sống có ý nghĩa. Sống phải có những mục đích đáng đeo đuổi. Ý thức rõ mục đích công việc mình đang làm dễ gây cho mình cảm hứng, giúp mình tập trung, chú ý, tránh được buồn nản, bẳn gắt, và kết quả tích cực sẽ nâng cao giá trị của chính mình.
Biết phòng ngừa bệnh tật. Đây là yếu tố quan trọng có giá trị điều chế tiến trình lão hóa.
Cần khám tổng quát thường xuyên để kịp ngăn chận các bệnh hiểm nghèo. Đừng bao giờ nghĩ là các chứng đau nhức hành hạ mình chỉ là hậu quả của tuổi già.
Sau khi phân tích các yếu tố nói trên, Giáo sư Demko đề nghị một lối tính tuổi mới mà ông cho là chính xác hơn. Ông đặt tên cho công thức tính tuổi của ông là: DNA-Plus. DNA là viết tắt của Demko's Neo Age, Plus ngụ ý là già với những đặc tính tích cực. Công thức DNA-Plus tính trung bình của 4 lọai tuổi:
Tuổi thời gian, tính theo số năm đã sống.
Tuổi thể chất, tính theo tình trạng sức khỏe.
Tuổi xã hội, tính theo mức độ sinh hoạt hằng ngày trong việc làm, đời sống gia đình, giải trí, hay các công tác thiện nguyện.
Tuổi tâm lý, tính theo khả năng đối phó với khủng hoảng, mâu thuẫn, sự căng thẳng trong đời sống, hay thích ứng với mọi sự thay đổi bất ngờ.
Nếu áp dụng công thức này cho một người đã sống đến 80 năm (tuổi thời gian), có tình trạng sức khỏe của một người sống 70 năm (tuổi thể chất), có mức độ hoạt động của một người sống 60 năm (tuổi xã hội), và có khả năng ứng phó của một người mới sống 50 năm (tuổi tâm lý), thì tuổi trung bình của người này sẽ là (80+70+60+50) : 4 = 65 tuổi (Neo Years), nghĩa là tuổi chính xác của người này chỉ mới 65 chứ không phải là 80 theo cách suy nghĩ thông thường.
Bởi vậy cho nên, các Anh các Chị ơi, hãy mỉm cười như tôi mỗi buổi sáng khi thức dậy và bắt đầu ngày mới với một nụ cười: Già ơi, Chào Mi!
Vâng, đúng vậy. Tuổi già đã đến với tôi, và tôi đã làm thân với nó. Vì tò mò tôi cũng đã tính tuổi tôi theo công thức DNA-Plus của Giáo sư Demko. Bây giờ đến lượt Anh và Chị. Anh, Chị thử tính xem mình bao nhiêu tuổi?
No comments:
Post a Comment