VIỆN BẢO TÀNG THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VÀ NHỮNG MẢNH VỠ KỶ NIỆM ÐỆ NHỊ CỘNG HÒA. Sau hai tiếng đồng hồ thả bộ nhàn du, chúng tôi quay lại con đường cũ đi về phía Bảo Tàng Viện Việt Nam.
Người sáng lập là nhà văn, nhà báo Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, ngày xưa mang quân hàm Ðại Tá. Vào tháng 6 năm 1998, tôi đưa gia đình đi picnic ở Kelley Park. Ðó là lần cuối. Lúc ấy chưa có Bảo Tàng Viện này. Tài phát họa sơ qua nội dung trưng bày của Bảo Tàng. Nghe qua, tôi thóang có chút xúc động vì tôi sắp được nhìn lại những bộ quân phục, những chiếc nón màu, những huân chương, bội tinh các loại. Ðến cổng vào khu Bảo Tàng, tôi ngẩn ngơ đứng nhìn tấm bảng chữ đỏ FOOT TRAFFIC đặt ở bên trong, phía trái. Tôi lẩm bẩm tại sao lại là foot traffic mà không là No Veh allowed? Tài giải thích cấm các loại xe-kể cả xe đạp. Tôi thấy cái bảng cấm ấy có cái gì không ổn. Nhưng nhất thời, tôi không nghĩ ra không ổn ở chỗ nào. Con đừơng dẫn vào Bảo Tàng viện khá rông. Bên trái còn cây xăng cũ và cả cái khách sạn Pacific Hotel còn nguyên xi, được tu bổ sơn phết như vẩn còn đang xử dụng.Vậy thì con đường này ngày xưa là khu phố náo nhiệt đông đảo người qua lại. Trước khi đến Bảo Tàng Viện, chúng tôi ghé vào tham quan Ngũ Thánh Cung, nơi thờ phượng năm vị thánh của người Hoa. Ðể được khắc tên vào bức tường lưu danh Memory, xây tạc ở bên ngòai tòaThánh Cung, phải tốn từ $1000.00 đến $5000.00USD. Số tiền khiêm nhường không nhỏ. Không biết người Trung Hoa thờ năm ông Thánh nào trong Ngũ Thánh Cung. Trang Tử, Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử và gì ....Tử nữa-tôi không biết. Trong bảng công đức cũng như trong sơ đồ hướng dẩn không nói lên điều này. Băng qua Ngũ Thánh Cung, chúng tôi đã đến trước khu Bảo Tàng. Ðó là một ngôi nhà hai tầng có lối kiến trúc không xưa lắm mà cũng không nay gì mấy có tuổi già khỏan năm sáu chục năm. Ðón chúng tôi là một chiến hữu Công Binh SÐ5, người thường trực chăm lo Bảo Tàng Viện. Tầng trệt, những tượng thạch cao bằng hình người, sống động trong những bộ quân phục Không quân, Dù, TQLC, Bộ Binh, XDNT có mang quân hàm Ðại Tá, Trung tá, Thiếu tá.... Những quân hàm này bằng vải, may trên cổ áo. Nhửng bộ đồ bệt củng có gắn huy hiệu bằng Dù, bằng Biệt Ðộng. Mô hình con tàu "đưa người đi, đưa người về" được trưng bày trong hộp kiếng nhỏ. Bức tượng Tiếc thương-chân dung người lính VNCH nửa ngồi nửa qùi, tay cầm cây M16 dựng đứng bên đùi mắt nhìn xa xa buồn buồn thật là sống động. Lầu trên,có mô hình bàn làm việc của TTThiệu, tượng người lính trong tư thế đang xung trận. Những bộ treilli phẳng phiu chăm sóc kỹ lưởng. Trên tường treo nhiều bức tranh. Có bức mô tả con thuyền nhỏ vượt sóng đại dương, có bức ghi lại ngày lễ hội Tết truyền thống...Ôi, Việt Nam quê hương tôi, một thể chế dân chủ, một quân đội anh dũng, một lãnh thổ xinh đẹp giờ chĩ còn lại là những kỷ vật được trưng bày trong một bão tàng viện trên đất xứ người! Cớ vì sao ra nông nổi này? Rời khỏi Bảo Tàng Viện, chân tôi ngập ngừng. Lòng tôi tràn ứ những giọt đắng cay. Có lẽ thế hệ một rưởi hay thế hệ hai không có cảm giác gì ngòai cái tầm nhìn biết ngày xưa ông cha mình mặc áo gì cấp bậc nào và có hình dạng quân hàm ra sao. PHỞ BÒ TÀI-HƯƠNG Chúng tôi trở về nhà Tài để thưởng thức món phở bò. Hùng đã đến đang ngồi trên xe chờ chúng tôi. Chúng tôi ngồi tán gẩu, Tài loay hoay bên bếp. Một lúc sau, nồi phở bốc khói. Mùi phở ngầy ngậy xông lên thơm phức. Hình như có mùi quế chi, đại hồi tiểu hồi, đại táo, gia vị vừa đăng đắng vừa thơm thơm hình ngôi sao, trần bì...và gì nữa đây...Xạo thôi, cái mũi tôi có biết gì về gia vị nấu phở đâu! (ct) |
No comments:
Post a Comment