Kissinger bàn về Trung Quốc : Tầm nhìn Đặng Tiểu Bình
Cuộc cách mạng không ngừng nghỉ của Mao Trạch Đông để lại một nước Trung Hoa thống nhất nhưng ngổn ngang với những công xã nông thôn đói nghèo, một nền kinh tế trì trệ.
Kissinger bàn về Trung Quốc- Bài 4: Cải cách và mở cửa
Kissinger bàn về Trung Quốc
Khổng Tử, Tôn Tử và cờ vây: Kissinger bàn về Trung Quốc
Nhưng theo cách nói của một số người lạc quan thì “phải có phá mới có xây”; chính từ xuất phát điểm là cái xã hội bị “thanh lọc” sạch sẽ đó mới có Trung Quốc ngày nay.
Như Kissinger tổng kết trong cuốn On China của ông thì Mao đã tàn phá Trung Hoa truyền thống và để toàn bộ đống đổ nát đó lại cho Đặng Tiểu Bình xây nên những tòa nhà mới. “Đặng can đảm tiến hành công nghiệp hóa từ những sáng kiến và sự bền bỉ của mỗi người dân Trung Quốc. (…) Trung Hoa ngày nay - với nền kinh tế lớn thứ hai và dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới - là sự chứng thực cho tầm nhìn, ý chí của Đặng”.
Con người bé nhỏ, tầm nhìn rộng lớn
Với thân hình thấp bé, Đặng Tiểu Bình bị xếp vào danh sách những chính khách có thân hình khiêm tốn trong lịch sử thế giới, cùng Napoleon, Hitler… Nhưng tầm nhìn và tham vọng của ông thì không thấp bé chút nào. Henry Kissinger nhắc đến và trích dẫn một bài diễn văn của Đặng, tháng 5-1977, trong đó Đặng kêu gọi toàn dân Trung Quốc phải phấn đấu vượt cả cải cách Minh Trị của Nhật Bản. Đó là một cách nói khôn ngoan, vì nó vừa kích thích lòng tự hào dân tộc của người Trung Hoa (nhất là trước Nhật Bản), vừa có phần thực dụng: Trong khi Mao bao nhiêu năm trời hô hào dân chúng chịu đựng để tiến tới xã hội “đại đồng” - một khái niệm rất mơ hồ - thì Đặng chỉ thúc giục họ tiến lên, vượt qua đói nghèo lạc hậu.
“Chìa khóa để hiện đại hóa là phải phát triển khoa học công nghệ. Mà nếu chúng ta không dành sự chú ý đặc biệt cho giáo dục, thì sẽ không thể phát triển khoa học công nghệ được. Những cuộc thảo luận rỗng tuếch sẽ chẳng đưa chương trình hiện đại hóa của chúng ta về đâu hết; chúng ta phải có kiến thức, phải có nguồn nhân lực được đào tạo…”. Và Đặng dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật: “Giờ đây Trung Quốc đi sau các nước phát triển tới 20 năm, về khoa học, công nghệ và giáo dục”.
Đặng nói những lời thẳng thắn ấy vào năm 1977. Tháng 3-1978, ông chủ trì Đại hội Khoa học Toàn quốc, nhắc lại một lần nữa rằng Trung Quốc đã lạc hậu so với thế giới từ 15 đến 20 năm trên tất cả các mặt, đồng thời đưa ra một kế hoạch phát triển khoa học đầy tham vọng với 108 dự án trọng điểm nghiên cứu của giới khoa học toàn quốc. Gần đây, Ngô Hiểu Ba (Wu Xiaobo), nhà báo nổi tiếng thuộc Tân Hoa xã, đã viết trong cuốn 30 năm sóng gió (vừa ra mắt độc giả Việt Nam tháng 11 vừa qua) rằng: “Lịch sử sau này đã chứng minh những mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được. Nhưng tại thời điểm lúc bấy giờ thì những kế hoạch này quả thật đã gây chấn động xã hội Trung Quốc, đến mức dường như người ta đang mơ hồ nghe thấy âm thanh rầm rập chuyển bánh của chuyến tàu thời đại”.
Đặng Tiểu Bình trong chuyến thăm Mỹ 1979.
Tầm nhìn và ý chí của Đặng Tiểu Bình, chứ không phải cái gì khác, đã thổi bùng niềm cảm hứng mới cho nhân dân Trung Quốc. Henry Kissinger nhận định: “Các xã hội vận hành theo những tiêu chuẩn trung bình. Chúng duy trì được sự tồn tại là nhờ thực hiện những điều bình thường, quen thuộc. Thế nhưng chúng tiến lên được là nhờ những nhà lãnh đạo có tầm nhìn, biết phát hiện ra điều cần phải làm và có lòng can đảm để thực hiện một sự nghiệp mà ích lợi của sự nghiệp ấy, ban đầu phụ thuộc gần như hoàn toàn vào tầm nhìn của họ”.
Đời tư khép kín
Cuốn sách On China của cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cũng đưa ra một nhận xét thú vị về con người Đặng Tiểu Bình, nhất là trong tương quan với phương Tây. Theo Kissinger, ở các nền văn hóa Tây phương, giới cai trị muốn củng cố sức mạnh của mình đều phải thông qua truyền thông, giao tiếp với dân chúng bị trị. “Đó là lý do tại sao ở Athens, Rome và nhiều nhà nước đa nguyên ở phương Tây khác, nghệ thuật diễn thuyết, hùng biện được xem như một tài sản quý báu của chính khách. Ở Trung Quốc thì không có truyền thống (xem trọng) hùng biện đó, trừ Mao phần nào là một ngoại lệ” - Kissinger viết.
“Các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong lịch sử không củng cố quyền lực dựa vào kỹ năng diễn thuyết hay giao tiếp với công chúng. Theo truyền thống quan lại phong kiến của mình, họ hoạt động nói chung là kín đáo, không lộ cho dân biết và hợp thức hóa tính chính thống thông qua hành động, việc làm. Đặng không có văn phòng lớn; ông từ chối tất cả các danh xưng cung kính; ông gần như không bao giờ xuất hiện trên truyền hình và làm chính trị hầu như hoàn toàn là sau rèm. Ông điều hành đất nước không giống như hoàng đế mà giống một ông quan lớn”.
Điều lý thú là phong cách lãnh đạo kín đáo, “khuất mắt” công chúng này tiếp tục được duy trì cho đến ngày nay. Trong một bài viết gần đây trên tờ The Nation, nhà phân tích Joshua Kurlantzick nhận định: “Thiếu một nhân vật có tài thống nhất thiên hạ như Đặng hay Mao, ban lãnh đạo Trung Quốc ngày nay về căn bản là một nhóm không diện mạo, gồm những kỹ sư - đảng viên lâu năm, lên được chức vụ cao không phải kinh qua chiến đấu hay nhờ đã phát triển các tư tưởng chính trị, kinh tế mà bằng việc nuôi dưỡng hệ thống quan liêu ở cấp cao hơn họ và hé lộ càng ít càng tốt các tư tưởng cũng như dự định của họ. Đương kim Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào là điển hình của đường lối kín như mật mã này. Trước khi có được quyền lực vào năm 2004, Hồ rất hiếm khi bàn về bất kỳ chủ đề nào quan trọng, đến nỗi cả phe bảo thủ lẫn phe tự do ở Trung Quốc đều coi ông ta là người của phe mình. Kể từ đó, ông Hồ thể hiện tình cảm ở mức tối thiểu trước công chúng và tránh tiếp xúc - ngay cả khi theo sát kịch bản nhất - với báo chí và những người ngoài đảng”.
“Cải cách và mở cửa”
Kissinger cũng không bỏ lỡ một dịp so sánh Đặng Tiểu Bình với lãnh tụ Mao Trạch Đông. Ông cho rằng Mao lãnh đạo Trung Quốc nhờ vào việc tận dụng, khai thác tính bền bỉ, chịu đựng của người Trung Quốc - nếu không phải dân tộc này mà là một dân tộc cứng đầu nào đấy thì họ đã chẳng chấp nhận sự áp đặt lên họ. Còn Đặng điều hành đất nước bằng việc giải phóng sức sáng tạo của nhân dân, để họ tự xây dựng viễn cảnh cho riêng mình.
Mao phấn đấu phát triển kinh tế với niềm tin mãnh liệt rằng quần chúng nhân dân Trung Hoa sẽ vượt qua bất kỳ vật cản nào bằng ý chí và sự trong sạch về ý thức hệ (thế nên mới cần phải tiến hành “thanh lọc” xã hội triệt để như thế). Trong khi đó, Đặng thẳng thắn nhìn nhận tình cảnh nghèo đói khốn khổ của Trung Quốc, đưa ra những khẩu hiệu rất rõ ràng: “Nghèo đói không phải là chủ nghĩa xã hội”, “Làm giàu là vinh quang” và đỉnh cao là khẩu hiệu của Đại hội Đảng lần thứ ba, tháng 12-1978: “Cải cách và mở cửa”.
Suy cho cùng, chính Đặng Tiểu Bình là một người Trung Quốc điển hình. Ngô Hiểu Ba viết: “Con người gốc Tứ Xuyên có dáng vóc nhỏ nhắn này luôn ẩn chứa sức chịu đựng và lòng kiên nhẫn đáng kinh ngạc cùng một khả năng quyết đoán chính trị thấu suốt tất cả”. Với sức chịu đựng bền bỉ đặc trưng của tính cách Trung Hoa ấy, ông là nhà lãnh đạo có tới ba lần bị hạ bệ trong những đợt “thanh trừng” của cách mạng Trung Quốc.
Kissinger trích lời Đặng: “Trên thực tế, cuộc tranh luận hiện nay về việc thực tiễn có phải là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý hay không, cũng là cuộc tranh luận về việc trí tuệ con người có cần được giải phóng không… Khi mọi thứ đều phải được tiến hành y như sách, khi tư duy trở nên xơ cứng và niềm tin mù quáng thịnh hành, thì một đảng hay một quốc gia, sẽ không thể tiến bộ được. Đời sống của nó sẽ chấm dứt ở đây và đảng hay quốc gia đó sẽ tàn lụi”. Ở tuổi 73 (năm 1978), Đặng đã viết như thế và thổi luồng gió cải cách vào đất nước với những tuyên bố mà người dân Trung Quốc chưa từng được nghe trước đó.
Kissinger bàn về Trung Quốc : Cải cách và mở cửa
Cuộc cách mạng không ngừng nghỉ của Mao Trạch Đông để lại một nước Trung Hoa thống nhất nhưng ngổn ngang với những công xã nông thôn đói nghèo, một nền kinh tế trì trệ.
Kissinger bàn về Trung Quốc- Bài 4: Cải cách và mở cửa
Kissinger bàn về Trung Quốc
Khổng Tử, Tôn Tử và cờ vây: Kissinger bàn về Trung Quốc
Nhưng theo cách nói của một số người lạc quan thì “phải có phá mới có xây”; chính từ xuất phát điểm là cái xã hội bị “thanh lọc” sạch sẽ đó mới có Trung Quốc ngày nay.
Như Kissinger tổng kết trong cuốn On China của ông thì Mao đã tàn phá Trung Hoa truyền thống và để toàn bộ đống đổ nát đó lại cho Đặng Tiểu Bình xây nên những tòa nhà mới. “Đặng can đảm tiến hành công nghiệp hóa từ những sáng kiến và sự bền bỉ của mỗi người dân Trung Quốc. (…) Trung Hoa ngày nay - với nền kinh tế lớn thứ hai và dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới - là sự chứng thực cho tầm nhìn, ý chí của Đặng”.
Con người bé nhỏ, tầm nhìn rộng lớn
Với thân hình thấp bé, Đặng Tiểu Bình bị xếp vào danh sách những chính khách có thân hình khiêm tốn trong lịch sử thế giới, cùng Napoleon, Hitler… Nhưng tầm nhìn và tham vọng của ông thì không thấp bé chút nào. Henry Kissinger nhắc đến và trích dẫn một bài diễn văn của Đặng, tháng 5-1977, trong đó Đặng kêu gọi toàn dân Trung Quốc phải phấn đấu vượt cả cải cách Minh Trị của Nhật Bản. Đó là một cách nói khôn ngoan, vì nó vừa kích thích lòng tự hào dân tộc của người Trung Hoa (nhất là trước Nhật Bản), vừa có phần thực dụng: Trong khi Mao bao nhiêu năm trời hô hào dân chúng chịu đựng để tiến tới xã hội “đại đồng” - một khái niệm rất mơ hồ - thì Đặng chỉ thúc giục họ tiến lên, vượt qua đói nghèo lạc hậu.
“Chìa khóa để hiện đại hóa là phải phát triển khoa học công nghệ. Mà nếu chúng ta không dành sự chú ý đặc biệt cho giáo dục, thì sẽ không thể phát triển khoa học công nghệ được. Những cuộc thảo luận rỗng tuếch sẽ chẳng đưa chương trình hiện đại hóa của chúng ta về đâu hết; chúng ta phải có kiến thức, phải có nguồn nhân lực được đào tạo…”. Và Đặng dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật: “Giờ đây Trung Quốc đi sau các nước phát triển tới 20 năm, về khoa học, công nghệ và giáo dục”.
Đặng nói những lời thẳng thắn ấy vào năm 1977. Tháng 3-1978, ông chủ trì Đại hội Khoa học Toàn quốc, nhắc lại một lần nữa rằng Trung Quốc đã lạc hậu so với thế giới từ 15 đến 20 năm trên tất cả các mặt, đồng thời đưa ra một kế hoạch phát triển khoa học đầy tham vọng với 108 dự án trọng điểm nghiên cứu của giới khoa học toàn quốc. Gần đây, Ngô Hiểu Ba (Wu Xiaobo), nhà báo nổi tiếng thuộc Tân Hoa xã, đã viết trong cuốn 30 năm sóng gió (vừa ra mắt độc giả Việt Nam tháng 11 vừa qua) rằng: “Lịch sử sau này đã chứng minh những mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được. Nhưng tại thời điểm lúc bấy giờ thì những kế hoạch này quả thật đã gây chấn động xã hội Trung Quốc, đến mức dường như người ta đang mơ hồ nghe thấy âm thanh rầm rập chuyển bánh của chuyến tàu thời đại”.
Đặng Tiểu Bình trong chuyến thăm Mỹ 1979.
Tầm nhìn và ý chí của Đặng Tiểu Bình, chứ không phải cái gì khác, đã thổi bùng niềm cảm hứng mới cho nhân dân Trung Quốc. Henry Kissinger nhận định: “Các xã hội vận hành theo những tiêu chuẩn trung bình. Chúng duy trì được sự tồn tại là nhờ thực hiện những điều bình thường, quen thuộc. Thế nhưng chúng tiến lên được là nhờ những nhà lãnh đạo có tầm nhìn, biết phát hiện ra điều cần phải làm và có lòng can đảm để thực hiện một sự nghiệp mà ích lợi của sự nghiệp ấy, ban đầu phụ thuộc gần như hoàn toàn vào tầm nhìn của họ”.
Đời tư khép kín
Cuốn sách On China của cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cũng đưa ra một nhận xét thú vị về con người Đặng Tiểu Bình, nhất là trong tương quan với phương Tây. Theo Kissinger, ở các nền văn hóa Tây phương, giới cai trị muốn củng cố sức mạnh của mình đều phải thông qua truyền thông, giao tiếp với dân chúng bị trị. “Đó là lý do tại sao ở Athens, Rome và nhiều nhà nước đa nguyên ở phương Tây khác, nghệ thuật diễn thuyết, hùng biện được xem như một tài sản quý báu của chính khách. Ở Trung Quốc thì không có truyền thống (xem trọng) hùng biện đó, trừ Mao phần nào là một ngoại lệ” - Kissinger viết.
“Các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong lịch sử không củng cố quyền lực dựa vào kỹ năng diễn thuyết hay giao tiếp với công chúng. Theo truyền thống quan lại phong kiến của mình, họ hoạt động nói chung là kín đáo, không lộ cho dân biết và hợp thức hóa tính chính thống thông qua hành động, việc làm. Đặng không có văn phòng lớn; ông từ chối tất cả các danh xưng cung kính; ông gần như không bao giờ xuất hiện trên truyền hình và làm chính trị hầu như hoàn toàn là sau rèm. Ông điều hành đất nước không giống như hoàng đế mà giống một ông quan lớn”.
Điều lý thú là phong cách lãnh đạo kín đáo, “khuất mắt” công chúng này tiếp tục được duy trì cho đến ngày nay. Trong một bài viết gần đây trên tờ The Nation, nhà phân tích Joshua Kurlantzick nhận định: “Thiếu một nhân vật có tài thống nhất thiên hạ như Đặng hay Mao, ban lãnh đạo Trung Quốc ngày nay về căn bản là một nhóm không diện mạo, gồm những kỹ sư - đảng viên lâu năm, lên được chức vụ cao không phải kinh qua chiến đấu hay nhờ đã phát triển các tư tưởng chính trị, kinh tế mà bằng việc nuôi dưỡng hệ thống quan liêu ở cấp cao hơn họ và hé lộ càng ít càng tốt các tư tưởng cũng như dự định của họ. Đương kim Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào là điển hình của đường lối kín như mật mã này. Trước khi có được quyền lực vào năm 2004, Hồ rất hiếm khi bàn về bất kỳ chủ đề nào quan trọng, đến nỗi cả phe bảo thủ lẫn phe tự do ở Trung Quốc đều coi ông ta là người của phe mình. Kể từ đó, ông Hồ thể hiện tình cảm ở mức tối thiểu trước công chúng và tránh tiếp xúc - ngay cả khi theo sát kịch bản nhất - với báo chí và những người ngoài đảng”.
“Cải cách và mở cửa”
Kissinger cũng không bỏ lỡ một dịp so sánh Đặng Tiểu Bình với lãnh tụ Mao Trạch Đông. Ông cho rằng Mao lãnh đạo Trung Quốc nhờ vào việc tận dụng, khai thác tính bền bỉ, chịu đựng của người Trung Quốc - nếu không phải dân tộc này mà là một dân tộc cứng đầu nào đấy thì họ đã chẳng chấp nhận sự áp đặt lên họ. Còn Đặng điều hành đất nước bằng việc giải phóng sức sáng tạo của nhân dân, để họ tự xây dựng viễn cảnh cho riêng mình.
Mao phấn đấu phát triển kinh tế với niềm tin mãnh liệt rằng quần chúng nhân dân Trung Hoa sẽ vượt qua bất kỳ vật cản nào bằng ý chí và sự trong sạch về ý thức hệ (thế nên mới cần phải tiến hành “thanh lọc” xã hội triệt để như thế). Trong khi đó, Đặng thẳng thắn nhìn nhận tình cảnh nghèo đói khốn khổ của Trung Quốc, đưa ra những khẩu hiệu rất rõ ràng: “Nghèo đói không phải là chủ nghĩa xã hội”, “Làm giàu là vinh quang” và đỉnh cao là khẩu hiệu của Đại hội Đảng lần thứ ba, tháng 12-1978: “Cải cách và mở cửa”.
Suy cho cùng, chính Đặng Tiểu Bình là một người Trung Quốc điển hình. Ngô Hiểu Ba viết: “Con người gốc Tứ Xuyên có dáng vóc nhỏ nhắn này luôn ẩn chứa sức chịu đựng và lòng kiên nhẫn đáng kinh ngạc cùng một khả năng quyết đoán chính trị thấu suốt tất cả”. Với sức chịu đựng bền bỉ đặc trưng của tính cách Trung Hoa ấy, ông là nhà lãnh đạo có tới ba lần bị hạ bệ trong những đợt “thanh trừng” của cách mạng Trung Quốc.
Kissinger trích lời Đặng: “Trên thực tế, cuộc tranh luận hiện nay về việc thực tiễn có phải là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý hay không, cũng là cuộc tranh luận về việc trí tuệ con người có cần được giải phóng không… Khi mọi thứ đều phải được tiến hành y như sách, khi tư duy trở nên xơ cứng và niềm tin mù quáng thịnh hành, thì một đảng hay một quốc gia, sẽ không thể tiến bộ được. Đời sống của nó sẽ chấm dứt ở đây và đảng hay quốc gia đó sẽ tàn lụi”. Ở tuổi 73 (năm 1978), Đặng đã viết như thế và thổi luồng gió cải cách vào đất nước với những tuyên bố mà người dân Trung Quốc chưa từng được nghe trước đó.
Kissinger bàn về Trung Quốc : Cải cách và mở cửa
Trong On China, Henry Kissinger đã dành cho Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình một phần dung lượng lớn. Điều thú vị là ông không khi nào bỏ lỡ dịp so sánh hai nhà lãnh đạo này với nhau để người đọc nhìn thấy sự khác biệt của Trung Quốc qua hai thời kỳ dưới tay hai người cầm lái khác nhau.
- Bài 3: Tầm nhìn Đặng Tiểu Bình: Kissinger bàn về Trung Quốc
- Kissinger bàn về Trung Quốc
- Khổng Tử, Tôn Tử và cờ vây: Kissinger bàn về Trung Quốc
"Những kẻ mũi dài bước vào thời suy". Hí họa của Ryal Bar Zing, 18-1-2011.
Thật khó mà khái quát hóa tính cách của mỗi con người trong một vài từ nhưng qua On China ta có thể mơ hồ thấy rằng dù cả Mao và Đặng đều chia sẻ tính cách quyết liệt, ý chí mạnh mẽ nhưng trong khi Mao cuốn cả nước vào cuộc phiêu lưu đến một "xã hội đại đồng" thì Đặng tỏ ra rất thực dụng.Khác biệt giữa Mao - Đặng
Về căn bản, cuốn sách của cựu ngoại trưởng Mỹ đánh giá cao Trung Quốc: Những giá trị văn minh - văn hóa kết tinh từ hàng ngàn năm, những nhà lãnh đạo có đầu óc chiến lược, những người dân can đảm và bền bỉ… Có lẽ vì vậy mà On China bị một số nhà phê bình phương Tây cho là có khuynh hướng đề cao, "thân Trung Quốc". |
Trả lời phỏng vấn tờ Time vào tháng 2-1979, Đặng tuyên bố: "Nếu muốn kiểm soát con gấu Bắc cực (chỉ Liên Xô), hành động thực tiễn nhất chúng tôi có thể làm là đoàn kết lại. Nếu chúng tôi phụ thuộc vào sức mạnh của duy nhất Mỹ thì không đủ. Nếu chúng tôi phụ thuộc vào EU cũng không đủ. Chúng tôi là một nước nghèo, chẳng quan trọng gì nhưng nếu chúng tôi đoàn kết thì điều đó sẽ đem lại sức nặng". Đặng cũng nhấn mạnh sự lạc hậu của Trung Quốc so với thế giới và bày tỏ mong muốn tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm từ các nước phát triển.
Bắt đầu từ tư duy
Hí họa của Pancho trên Le monde 8-2-2007, Hội nhập tư bản thị trường.
Người ta hay nói đến "sự thần kỳ Nhật Bản" nhưng nếu nói Trung Quốc đã có một sự mở cửa diệu kỳ thì cũng không sai. Với nước Nhật, truyền thống, văn hóa, tư tưởng trải qua hai thời kỳ trước và sau chiến tranh vẫn được duy trì căn bản, còn với Trung Quốc, những thay đổi trong đường lối lãnh đạo của đất nước này thật là chóng mặt.Kissinger cho rằng những chuyến công du của Đặng và việc Đặng nhiều lần công khai nói về cái nghèo đói của Trung Quốc là sự khác biệt quá lớn so với truyền thống lãnh đạo ở nước này.
"Hầu như không có vị vua Trung Quốc nào từng đi nước ngoài. (Tất nhiên, bởi vì theo quan niệm truyền thống của họ thì họ là bậc thiên tử thống trị cả thiên hạ rồi, còn lấy đâu ra "nước ngoài" mà đi). Đặng sẵn sàng công khai rằng Trung Quốc lạc hậu và cần học hỏi từ các quốc gia khác" - Kissinger viết - "Đây là điều tương phản sâu sắc với thái độ xa lánh thế giới của các vị hoàng đế Trung Hoa và sự quan liêu của họ khi giao thiệp với nước ngoài. Chưa bao giờ có nhà cai trị nào ở Trung Quốc tuyên bố với người ngoại quốc là họ cần hàng hóa nước ngoài cả". Mao Trạch Đông sinh thời luôn nhấn mạnh là phải tự lực, kể cả khi cái giá phải trả là đói nghèo và bị cô lập.
Lý Quang Diệu viết trong hồi ký: "Đặng Tiểu Bình rời khỏi Singapore mấy tuần thì có người cầm tờ Nhân Dân Nhật Báo của Bắc Kinh đăng bài liên quan đến Singapore cho tôi xem. Giọng điệu của bài báo đã thay đổi so với trước đây, nó sôi nổi bàn luận, hình dung Singapore là một thành phố vườn hoa. Nó nói rằng sự xanh hóa, nhà ở công cộng và ngành du lịch ở đây đều đáng được nghiên cứu. Chúng tôi không còn là "chó săn của chủ nghĩa đế quốc Mỹ" như vẫn từng bị họ gán".
Trong cuốn hồi ký Đặng Tiểu Bình vực dậy Trung Quốc, cựu đại sứ Nhật Bản Yosuke Nakae cũng kể lại chuyến thăm Nhật của Đặng. Theo đó, khi Yosuke hỏi Đặng quan tâm điều gì ở đây, Đặng đáp, do dân Trung Quốc sử dụng than đá để sưởi nên thường xảy ra những vụ ngộ độc khí Co2; ông muốn biết Nhật Bản có loại than đá nào không tạo ra CO2 hay không. Nếu so với những tư tưởng "thanh lọc xã hội", làm "cách mạng không ngừng" trước kia khiến cho dân chúng cả nước không lúc nào yên ổn thì suy nghĩ của Đặng Tiểu Bình giờ đây thật sự là hoàn toàn hướng tới con người.
Quả thật, mọi sự chuyển đổi ở Trung Quốc bắt đầu từ tư duy của lãnh đạo, của tầng lớp trí thức: Đêm 26-12-1978, nhóm 50 nhà khoa học đầu tiên sang Mỹ du học đã rời Bắc Kinh. Trong số đó, người trẻ nhất 32 tuổi, người già nhất 49. Trước khi họ lên đường, Phó Thủ tướng Phương Nghị, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học toàn quốc Chu Bồi Nguyên, Bộ trưởng Giáo dục Lý Kỳ Phó đã thân chinh ra tận sân bay tiễn họ.
Giải phóng tài năng
Nhà báo Ngô Hiểu Ba (Tân Hoa xã) tổng kết rằng trước năm 1978, thu nhập trung bình của người Trung Quốc ở các đô thị trong suốt 20 năm chưa đạt 4 nhân dân tệ (khoảng 14.000 VND theo tỉ giá thời nay), còn ở nông thôn thì chưa tới 2,6 nhân dân tệ, "vật tư toàn xã hội thiếu hụt toàn diện, sức sống của các xí nghiệp không còn sót lại tí gì". Đó là hậu quả của một mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, thành phần kinh tế tư nhân bị xóa sổ, mọi khâu sản xuất, phân phối đều do nhà nước nắm, hội nghị kế hoạch hằng năm phải kéo dài tới mấy tháng.
Chính phủ Trung Quốc làm gì để thay đổi? Theo Kissinger, Đặng Tiểu Bình và các cộng sự, đặc biệt là Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, đã tiến hành cuộc cách mạng dựa trên việc giải phóng tài năng của nhân dân Trung Quốc - "những người mà sự năng động kinh tế và tinh thần doanh nhân bẩm sinh của họ đã bị kìm hãm rất lâu vì chiến tranh, vì giáo điều ý thức hệ và vì những hạn chế nghiêm ngặt đối với đầu tư tư nhân".
Hồ Diệu Bang được Kissinger mô tả là "có tính cương trực", là lãnh đạo đầu tiên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc thường xuyên mặc complet và từng đề xuất nhân dân Trung Hoa bỏ đũa, chuyển sang dùng dao và nĩa khi ăn. Còn Triệu Tử Dương - nhân vật đi tiên phong trong phi tập trung hóa nông nghiệp khi còn là bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, rất được lòng nông dân - thì có một câu nói "để đời" mà Kissinger nhắc đến trong sách: "Nếu các bạn muốn có gạo ăn, hãy triệu Tử Dương này" (một cách chơi chữ).
Việc phi tập trung hóa, mở cửa nền kinh tế được thực hiện bài bản và thu được kết quả ngoạn mục. Kissinger viết rằng, từ năm 1978 tới năm 1984, thu nhập của nông dân Trung Quốc tăng gấp đôi. Khu vực kinh tế tư nhân vươn dậy mạnh mẽ, làm ra gần 50% tổng sản lượng công nghiệp. GDP tăng trưởng trung bình 9% liên tục nhiều năm.
Cựu ngoại trưởng Mỹ cũng chỉ ra mặt trái của tấm huy chương: Cuộc cải cách kinh tế của Đặng, Hồ và Triệu đã làm thay đổi bộ mặt đời sống thường ngày của Trung Quốc, tuy nhiên cùng với đó lại là "sự tái xuất hiện những hiện tượng từng bị xóa sạch dưới thời Mao" như bất bình đẳng về thu nhập, hay việc tôn vinh những giá trị xa hoa, xa xỉ. Ông cho rằng khi hướng ra ngoài, Trung Quốc sẽ phải trả lời được câu hỏi: Họ muốn học gì (nếu có) từ những thể chế xã hội và chính trị phương Tây?
Tháng 3-1979, tạp chí The Economist đưa ra dự đoán táo bạo: "Về lâu dài, việc Trung Quốc xuất siêu ồ ạt sẽ trở thành tất yếu". 23 năm sau, dự báo đó thành sự thực. Với On China, độc giả cũng có thể thử tự đưa ra một lời tiên đoán của riêng mình về đất nước này. |
No comments:
Post a Comment