Phái Đẹp luôn luôn đẹp
Làm người Phụ nữ thật là khổ nhất là theo quan điểm Nho gia , Tàn ghi lại dưới đây mà
không dám bình loạn.
Chín chữ cù lao
Chín chữ cù lao
1- Theo Việt Nam tự điển Lê Ngọc Trụ :
1- Sinh ( đẻ ) 6- Dục ( nuôi dạy )
2- Cúc ( nâng đỡ ) 7- Cố ( trông nom )
3- Phủ ( vuốt ve , âu yếm ) 8- Phục ( dạy bảo theo tính tình )
4- Súc ( cho bú mớm ) 9- Phúc ( giữ gìn )
5-Trưởng ( nuôi cho lớn ).
2- Theo Hán Việt Tự điển ( Nguyễn Quốc Hùng ) :
1-Sinh ( cha sinh ) 6- Phục ( quấn quít )
2- Cúc ( mẹ đẽ ) 7- Phủ ( nâng niu )
3- Phủ ( vỗ về ) 8- Súc ( nuôi lớn )
4- Dục ( nuôi dạy cho khôn ) 9- Phúc ( bồng bế )
5- Cố ( trông nom ).
Tam Tòng
1- Tại gia tòng Phụ
2- Xuất giá tòng Phu
3- Phu tử tòng Tử
Tứ Đức
1- Công 3- Ngôn
2- Dung 4- Hạnh
Ngoài trọng trách duy trì nói giống người Phụ nữ còn góp công sức lớn lao cho việc thờ cúng Tổ tiên theo các tập tục truyền thống để phát huy và bảo vệ những nét đặc thù của Văn hóa Dân tộc nhưng có chắc lọc theo thời gian , dù vai trò xã hội của Phụ nữ thời xưa chưa được đề cao , nhưng từ ngàn xưa đến giờ một phần trọng trách vẫn ở trên vai họ cho dù có đi sau cái bóng của chàng , cho dù cái quan điểm cũ mèm vẫn cứ đeo bám vào xã hội được tô vẽ là "cách mạng ":
Nhất nam viết hữu - Thập nữ viết vô !
Rõ ràng bây giờ " Nhất nữ " vẫn cứ làm nên còn " Thập nam " vẫn cứ trớt qướt, nhưng sự trọng thị dành cho cánh mày râu vẫn cứ khác hơn , cho dù " Lòng chàng ý Thiếp " , hay " lịnh Ông không bằng Cồng Bà " ? !!!.
Nhất nam viết hữu - Thập nữ viết vô !
Rõ ràng bây giờ " Nhất nữ " vẫn cứ làm nên còn " Thập nam " vẫn cứ trớt qướt, nhưng sự trọng thị dành cho cánh mày râu vẫn cứ khác hơn , cho dù " Lòng chàng ý Thiếp " , hay " lịnh Ông không bằng Cồng Bà " ? !!!.
Xin được điểm tiếp qua quan niệm của Nho Giáo về việc thờ cúng Tổ tiên với Cửu Huyền và Thất Tổ :
A- Cửu Huyền :
9- Cao Tổ ( Ông Sơ )
8- Tằng Tổ ( Ông Cố )
7- Tổ Phụ ( Ông Nội )
6- Phụ Thân ( Cha )
5- Bản thân
4- Trưởng tử ( Con trai lớn )
3- Đích tôn ( Cháu nội )
2- Tằng tôn ( Chắt nội )
1- Huyền tôn ( Chít nội ).
* Công đức của một người cả Cửu huyền được hưởng ( Bản thân làm tốt thì 4 đời trướcvà 4 đời sau đều được hưởng Phước.
** Bản thân gây tội thì 4 đời trước khổ ở cõi trên và 4 đời sau phải trả.
Có thể coi đây là sự ước lệ , Bản thân đứng giữa ( hiện tại của chính ta ) - phía trên là
Tổ phụ 4 đời, phía dưới là Tử tôn 4 đời bao gồm cả người chết rồi , người còn đang sống và người chưa sinh ra ( Nguyên Lý Âm-Dương ).
Chúng ta có thể cô đọng gọn hơn thành 03 đời :
Quá khứ ( Tổ tiên ) - Hiện tại ( Bản thân ) - Tương lai ( Con cháu )
Bản thân đứng giữa vay lớp trên 4 đời , trả lớp dưới 4 đời,
Do đó Bản thân cần phải sống sao cho tốt đẹp , vừa trả ơn Tổ tiên vừa để Phước đức
lại cho con cháu mà không nên ăn xổi ở thì.
Đây là thuyết của Nho Giáo và Triết lý Đông phương cổ về Tính Nhân quả trong đời sống con người nói chung hay Tộc họ và Bản thân nói riêng.
Ở phần này xem ra nó không đi ra ngoài nền giáo dục Nhân bản và hướng thiện.
B- Thất Tổ :
Bảy vị Tổ khai công lập họ được thờ :
7- Thất Tổ : Thỉ Tổ Khảo
6- Lục Tổ : Cao cao Tổ Tỷ Khảo
5- Ngũ Tổ : Viễn Tổ Tỷ Khảo
4- Tứ Tổ : Tiên Tổ Tỷ Khảo
3- Tam Tổ : Cao Tổ Tỷ Khảo
2- Nhị Tổ : Tằng Tổ Tỷ Khảo
1- Nhất Tổ : Nội Tổ Tỷ Khảo .
Hủ tro Mộc chủ : Hủ đựng tro , lệnh vị trên Thất Tổ .
Ý niệm này kèm theo thứ phân chia thứ bậc , theo đó : Thứ dân được thờ đến Nhất Tổ , Quan Đại phu được thờ đến Tam tổ , Chư hầu được thờ đến Ngũ Tổ , Hoàng đế mới được thờ đến Thất tổ, ở phần này" nhất bên trọng nhất bên khinh " vì gần như Phụ nử bị đặt ra ngoài lề và Nam giới được coi trọng và một mặt Nho Giáo cũng góp phần không nhỏ cho sự ổ định xã hội , mặt khác cũng góp phần không nhỏ cho việc cũng cố quyền lực của nền chính trị Quân chủ - Phong kiến trên quan điểm Trung quân ái quốc : Vua là Thiên tử - Con Trời , nắm quyền tối thượng là một phần cá biệt : Phần còn lại là con sâu cái kiến cho dù là người trong Hoàng tộc cũng phải chịu sự phán quyết của Vua. Trung với Vua là trung với nước là yêu nước , Vua sáng suốt dân nhờ , Vua tối tăm u mê dân lãnh đủ.
" Quân xử Thần tử - Thần bất tử bất trung
Phụ xử tử vong - Tử bất vong bất hiếu "
(ĐCLQ)
(ĐCLQ)
Còn Phụ nữ như đã nói ..Xuất giá tòng Phu, Phu tử tòng Tử và gần như ... chấm hết.
(Thật tội cho phận nữ nhi phải mãi dưới bóng đức ông chồng cho dù là ông chồng đó chẳng ra gì ,chẳng nên cơm cháo gì, chồng mất con trai lớn thay cha nắm quyền gia trưởng chứ không phải bà mẹ (?), khác xa thời "Phụ nữ vùng lên" bình đẵng với Nam giới - nhưng gặp mấy tay chồng ưa đưa cay bên nây : Ngày Phụ nữ đàn ông chúng tui phải mần tiệc lớn để mừng quý bà , mà tiệc thì phải có ...nhậu, phi nhậu bất thành lễ , mà nhậu thì không thể uống một mình, vì uống một mình làm sao mà nhớ nguồn được chứ, 364 ngày bà là hiền mẫu rồi thì còn một ngày ni bà phải làm gương nốt, thế đấy , ai bảo bà làm đàn bà hè!!!)
(Thật tội cho phận nữ nhi phải mãi dưới bóng đức ông chồng cho dù là ông chồng đó chẳng ra gì ,chẳng nên cơm cháo gì, chồng mất con trai lớn thay cha nắm quyền gia trưởng chứ không phải bà mẹ (?), khác xa thời "Phụ nữ vùng lên" bình đẵng với Nam giới - nhưng gặp mấy tay chồng ưa đưa cay bên nây : Ngày Phụ nữ đàn ông chúng tui phải mần tiệc lớn để mừng quý bà , mà tiệc thì phải có ...nhậu, phi nhậu bất thành lễ , mà nhậu thì không thể uống một mình, vì uống một mình làm sao mà nhớ nguồn được chứ, 364 ngày bà là hiền mẫu rồi thì còn một ngày ni bà phải làm gương nốt, thế đấy , ai bảo bà làm đàn bà hè!!!)
Từ quan điểm thứ bậc này ngoài việc phân chia trách nhiệm kèm theo quyền lợi nhưng cũng gián tiếp làm nảy sinh mâu thuẫn thứ bậc - quyền lợi - trách nhiệm ; Nhưng cái đó cũng là chuyện thường tình trong lịch sử tiến hóa của loài người, và dần dần vai trò của Phụ nữ trong xã hội ngày càng được xác lập một cách cụ thể và vững vàng hơn.
Nhưng thưa Quý Bà , nói đi cũng phải nói lại , chúng ta hãy cùng điểm lại những công đoạn được cho là " hủ tục khi muốn đưa nàng về dinh ": ( đã rút gọn bớt) :
*** 6 lễ để được người vợ theo truyền thống :
1- Lễ Nạp thái : Sau khi hai bên gia đình trai gái đã Nghị hôn .
2- Lễ Vấn danh : để hỏi tuổi cô gái và báo tuổi chàng trai cho họ nhà gái
3- Lễ Nạp cát : Xác định việc hôn nhân sau khi xem tuổi
4- Lễ Nạp trưng : Là Lễ Hỏi và Nạp Tế , còn bàn thêm về chuyện cưới xin và...
thách cưới.
5- Lễ Thỉnh Kỳ : Xin Nhà Gái định ngày rước dâu
6- Lễ Thân Nghinh : Hôn Lễ chính thức : Rước nàng về dinh.
Ngoài ra còn những lễ phụ khác tùy theo tình hình và tập quán nơi " xây dinh " như Lễ Hợp cẫn ( đêm Tân hôn ) , Lễ Lại mặt ( đưa nhau về nhà gái sau đêm tân hôn ) .
Tất nhiên là khi kinh qua những cửa ải này anh trai nhà ta cũng khá nhọc nhằn nhưng cũng khá thích thú vì những công đoạn cũng khá là hấp dẫn và thú vị. Một phần không thể thiếu cho dù là sang hay hèn là cái gạch nối giữa hai bên Thông gia và cả cho đôi trai gái : Ông (Bà ) Mai. Không có vị này thì cũng rách việc, cho dù vị khách đặt biệt của 2 bên này phải lãnh cái Ngu thứ nhất trong bốn cái ngu ở đời :
_Làm Mai - Nhận Nợ - Gác Cu - Cầm Chầu.
Thế tại sao lại cho Làm Mai là Ngu chứ ? Lý do - Dù được trả công hậu hĩnh bằng lễ vật đôi khi của cả hai bên , nhưng vì thời xưa trai gái đâu có dịp tìm hiểu nhau hoặc sống thử như bây giờ nên sau khi gạo đã thành cơm mà lục đục với nhau hoài , cơm không lành canh không ngọt, không biết tại anh hay tại ả nhưng cả vợ chồng đều cứ réo Ông Mai ra mà chửi - chửi ra rả thì dù có xa xôi Ông Mai lúc nào ruột gan cũng như có kiến bò , ăn mất ngon ngủ không yên, thất bát thì cứ vô tư réo ông Mai còn khá giả chẳng ai nhớ đến cái ông ...nhiều chiện có tài dẫn dụ người ta đó làm gì cho mệt nữa.
Ngày nay ta đã rút gọn còn 3 chính : Lễ Dạm - Lễ Hỏi - Lễ Cưới
Xem ra dần dần và tùy theo trường hợp người tùy nghi đi tắt và đi nhanh hơn nữa , nhưng để được nàng cho thổi cơm chung vẫn cứ là nhiêu khê,
*************
Suy cho cùng trên khắp hành tinh này không thiếu những vị nữ nhi thường tình mà không thường tình chút nào nếu không nói là đang lấn sân , lấn đất diễn của quý liền ông , nhưng ở phần còn lại có thể nói đa số vẫn cứ phải vật lộn với cuộc sống,mưu cầu hạnh phúc cho chính bản thân mình bằng cả sự khéo léo, nhẫn nhục, hy sinh và can đãm trước những thúc bách của xã hội muôn màu, phía sau người Phụ nữ và trong lòng người phụ nữ vẫn là gia đình mà ở đó là tâm huyết của cả cuộc đời cho dù những nét chấm phá của mỗi Quý Phu nhân có khác nhau.
Ngày nay ta đã rút gọn còn 3 chính : Lễ Dạm - Lễ Hỏi - Lễ Cưới
Xem ra dần dần và tùy theo trường hợp người tùy nghi đi tắt và đi nhanh hơn nữa , nhưng để được nàng cho thổi cơm chung vẫn cứ là nhiêu khê,
*************
Suy cho cùng trên khắp hành tinh này không thiếu những vị nữ nhi thường tình mà không thường tình chút nào nếu không nói là đang lấn sân , lấn đất diễn của quý liền ông , nhưng ở phần còn lại có thể nói đa số vẫn cứ phải vật lộn với cuộc sống,mưu cầu hạnh phúc cho chính bản thân mình bằng cả sự khéo léo, nhẫn nhục, hy sinh và can đãm trước những thúc bách của xã hội muôn màu, phía sau người Phụ nữ và trong lòng người phụ nữ vẫn là gia đình mà ở đó là tâm huyết của cả cuộc đời cho dù những nét chấm phá của mỗi Quý Phu nhân có khác nhau.
No comments:
Post a Comment