Bên nhau cái thuỡ học trò
Nhớ nhau cái tuổi thập thò sáu mươi.
Những chàng trai trẽ ngày nào nơi ngôi Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Sau những thăng trầm trong dâu bễ của cuộc đời, khỡi nguồn từ ngày rời xa Trường Mẹ. Giờ đây sắp bước vào tuổi hoàng hôn.
Một mình ngồi nhìn những lá thu rơi , trời xứ người se lạnh. Chạnh nhớ đến Trường xưa. Ngoài những kỷ niệm của tuổi học trò bên Thầy, bên Cán bộ, bên bạn bè.
Được gì và còn lại gì khi nghĩ về cái Vốn ngày xưa Mẹ cho.
Vốn Mẹ cho là túi Quân trang cao bằng mình của ngày đầu nhập học, khi tuổi đời đang là 11 hay 13, 14 hay 15.
Vốn Mẹ cho là những ngày dài nuôi lớn, là kim chỉ, xà phòng, kem, bàn chải đánh răng, là áo quần và giày dép.
Vốn Mẹ cho là những bài học Quân sự, những thực hành thao tác súng đạn, tập làm quen với thân phận người Lính trên chiến trường ở tương lai.
Vốn Mẹ cho là bút mực, sách vỡ, là chử nghĩa , kiến thức từ những người Thầy truyền dạy. Và đây chính là Vốn quý để ta mang thi thố với đời khi bước ra khỏi vòng tay của Mẹ.
Hãy nói với chính mình một lần đi Bạn ơi ! Nếu như bạn không quên hai chử Tạ Ơn.
An Nguyen,
Mùa Thu năm 2012.
Không biết bao lần tôi đã đọc đi đọc lại lá thư bạn gởi sang thăm, trong đó bạn đã kể lại chuyến về thăm ngôi Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam Vũng tàu yêu dấu của chúng ta. Những dòng chử đang nhảy múa trước mắt đã thật sự đưa tôi về lại Vũng tàu, nơi Trường củ ngày xưa.
Cám ơn bạn nhiều nhé, dù biết bạn bận rộn với công việc nơi quê nhà, đang chạy theo cái ăn cái mặc cho cuộc sống gia đình, nhưng vẫn dành thời gian để viết thư chia sẽ với bạn bè phương xa, những người đã có một lần bước vào Đời từ cổng Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam.
Hơn ai hết, tôi cũng có lần mang tâm trạng người trở về chốn củ, thăm lại Trường xưa. Sau cuộc chiến chinh dài trên Quê hương, và thế hệ của chúng tôi mới bắt đầu nhập cuộc, nên nợ nần với đời là những ngày tháng miệt mài với sách vỡ, bên Thầy, bên bạn bè, ở một thành phố có biển trời bao la, đong đầy những hoài bảo, ước mơ, nơi đây đã để lại những kỷ niệm khó quên của một thời làm người Lính nhỏ Thiếu Sinh Quân.
Tôi đã trở lại Vũng tàu năm 1985, 11 năm kể từ ngày rời xa Trường Mẹ. Vốn liếng Mẹ cho vào đời khi rời xa ngày nào, cũng đã tàn theo vận nuớc. Thời gian chỉ là những cột mốc trong cuộc đời, để đánh dấu những buồn vui, thăng trầm trong cuộc sống. Nhưng có lẻ tâm trạng của bạn hôm nay, cũng là tâm trạng của tôi trước đây khi trở lại Trường, lòng những rộn ràng háo hức, như người con đi xa trở về, mong gặp lại người thân.
Nhưng khi thật sự đối diện với cổng Trường xưa, giờ đã đổi tên, thay chủ. Những háo hức ban đầu chợt tan biến, thay vào đó là tâm trạng rã rời mất mát của đứa con, nay trở về nhìn ngôi nhà củ, nhưng người thân năm xưa đã không còn nữa, lòng bỗng thấy ngậm ngùi xót xa, lạc lỏng trên chính nơi ngày xưa, một thời mình đã sống, lấm lét như sợ có người bắt gặp và nhận ra mình, chỉ dám đi phía bên kia đường, hòa theo dòng người, xe cộ, cố bước thật chậm và đưa mắt nhìn vào bên trong ngôi Trường củ, với bao kỷ niệm thân thương chợt về trong suy nghĩ miên man của lần trở lại, không được thăm mà chỉ được nhìn Trường từ bên ngoài bức tường rào, với hàng song sắt quen thuộc.
Ngôi Trường thân yêu vẫn còn đó, với ba dãy lầu đồ sộ ngày nào, giờ đang đứng buồn im lìm trong buổi chiều phố biển, khi bên ngoài đang sinh hoạt xôn xao. Phía sau Trường, núi Lớn nằm ôm ấp bao bọc. Những hàng dừa xanh năm nào trông cao hơn dọc theo lối đi, những cây Điệp trong sân Trường đứng nghiêng mình rủ lá, dù đã già với thời gian, nhưng cũng rung nhẹ theo làn gió thoãng qua, như vẫy chào đứa con xưa trở lại, sự đồng tình trong cảm nhận nhân cách hóa, nhưng thật gần gũi, dường như có một niềm an ủi pha chút ngậm ngùi.
Những phòng ốc trông lặng lẽ, như những hố mắt sâu buồn bã, thầm nuối tiếc một dĩ vãng xa xăm, nơi trước đây ngày ngày xôn xao lớp lớp bàn chân bước nhịp đều trên lối sỏi, nơi chôn chặt những kỷ niệm thân thương của bao thế hệ học trò.
Từng nổi nhớ cuộn về như những cơn sóng nhỏ cuốn xô bờ dĩ vãng. Nhớ từng góc tường, bàn ghế, bảng đen. Nhớ những lần, ngồi nhìn những đàn mối rụng cánh sau cơn mưa chiều qua phố biển, đang nối đuôi nhau thành hàng bên ngoài hành lang vắng về đêm trong những mùa học thi. Nhớ những ổ bánh mì ăn với đường, chuối hay xì dầu buổi sáng. Nhớ những âm thanh rộn ràng của muỗng đĩa va chạm nhau ở Phạn xá, với từng món ăn ngày ngày như cá mối, cá kho tương, thĩnh thoãng cá chiên bột hay đậu hủ kho thịt heo.
Nhớ những lần cuối tuần có phép đi phố, la cà cho hết thời gian trong những quán cà phê ở Ngã tư Giếng nước, hay Bến Đình, Bãi trước hay Bãi sau, thả hồn theo tiếng nhạc lời ca. Hay thuê ghế bố ở dọc bờ biển, ngồi mơ màng nhìn biển trời bao la, xa xa bóng những con tàu, thuyền thấp thoáng, những đợt sóng nhỏ xô bờ cát mịn . . . Rồi thả hồn theo những giây phút thật riêng tư . . .
Nhớ những kỷ luật áp dụng cho một ngôi Trường Trung Học, nhưng mang đậm chất Quân Đội. Thiếu Sinh Quân được rèn luyện để trở thành người Chiến Binh rường cột trong tương lai của Quốc Gia. Tuy bốn bức tường rào, ngăn cách Trường với thế giới bên ngoài, nhưng không ngăn những hoài bảo của bao thế hệ nối, tiếp nối, của những người mang trên mình màu áo Lính thuỡ thiếu thời.
Nhớ những đồng lương mỗi tháng, từng trung đội sắp hàng trước Ban Quân Lương, dù chỉ đủ cho những cuốc xe Lam đi phố, ly nước ở quán cà phê ven đường, để khi về lại Trường còn vương theo nụ cười của cô hàng quán dễ thương.
Nhớ những người Thầy đã một thời dạy dỗ, tận tụy bên bụi phấn bảng đen. Nhớ Bạn bè với những năm dài chung lớp ở Khu Văn Hóa. Nhớ những hàng giường đôi xếp ngay ngắn, người trên, kẽ dưói trong phòng ngũ mỗi Trung đội ở Liên Đoàn. Làm sao quên những nghịch ngợm phá phách của tuổi học trò, những lần "bắt muổi bỏ mùng" quậy phá những anh chàng có tính cẩn thận, biết dằn mùng thật kỷ trước khi đi ngũ, nhưng sáng ra lại ngẫn ngơ, không biết tại sao lại có quá nhiều muổi trong mùng, những chàng muỗi mệt mõi sau một đêm dài đánh chén no nê. Và đâu biết, ở một góc nào đó trong phòng, có những cặp mắt đang theo dõi và những nụ cười thoã mãn vừa nỡ trên môi của những đạo diễn bày trò.
Nhớ những sinh hoạt hằng ngày ở Liên đoàn TSQ, những buổi khám phòng cuối tuần của Chỉ Huy Trưởng hay Chỉ huy Phó. Vì đây cũng là thời điểm quyết định tờ giấy phép dạo phố cuối tuần của TSQ hay những thọ phạt có thể xãy ra, như sàn nhà lau dọn không sạch sẽ, giường tủ cá nhân bày biện không đúng sự sắp xếp quy định.
Nhớ những người Cán bộ như Ngoại ngố, Nam xì thẩu, Khôi cời, mỗi người đều có một biệt danh đi kèm theo. Những biệt danh nầy mang chút tình thân của TSQ dành cho Cán Bộ, không mang tính xem thường. Đặc biệt Thượng sĩ Hà văn Ngoại, người Cán bộ Tiểu đoàn Hùng Vương. Ông thuộc hấu hết số quân của TSQ trong Tiểu Đoàn. Chính tôi đã nhiều lần tự hỏi, không hiểu ai đã quá " ngố" khi gắn cho Ông biệt danh nầy. Hay những Cán bộ khác đã để lại dấu ấn cho bạn và tôi kỷ niệm về những lần bị trình diện, vì những tội vi phạm nội quy.
Nhớ những giấc ngũ sáng, trưa ưa ngũ nướng, những lần trốn tập thể dục, hay tập họp trể đều không tránh khỏi sự theo sát của Cán bộ phụ trách.
Nhớ những lần khai bệnh buổi sáng, sau tiếng chuông báo thức, bệnh nhân tranh nhau đến phòng trực của Cán Bộ Tiểu đoàn để ghi tên, bệnh thật thì ít, nhưng bệnh giả thì nhiều, điều quan trọng là phải biết đóng kịch, biết nhăn nhó như cơn đau đang hành hạ, để Cán bộ tin đưa tên vào danh sách khai bệnh trong ngày. Vì số người được khai bệnh có giới hạn, nên người đến trước có cơ hội hơn ngưòi đến sau. Và thật hạnh phúc khi xuống Trạm xá, được Y sĩ hay Bà Nguyệt (y tá) với bút phê cho nghĩ học một ngày, hay một buổi tự học. Đối với những TSQ bệnh thật không sao , nhưng với những TSQ làm biếng đi học để khai bệnh thì cũng khó qua mặt Bà Mẹ y tá của chúng ta.
Nhớ những lần cuối tháng hết tiền, phải xăm mình ca bài con cá sống nhờ nước với cô Đào ở Câu lạc Bộ, để xin ký sổ ổ bánh mì thịt, tô mì tôm hay bịch nước xá xị.
Nhớ những buổi Chào cờ sáng thứ hai đầu tuần ở Sân Vận Động, những thành tích trong tuần của TSQ ở Liên đoàn có dịp phơi bày trước toàn thể nhà trường. Ngoài những vi phạm thông thường như: Nhãy rào đi phố, đánh lộn, trốn học, trốn tập thể dục buổi sáng v.v. Còn có những vi phạm như: Hái dừa, đái bậy từ lầu ba xuống bị Cán bộ tuần tra đêm bắt gặp. Thật người đời nói không sai: Nhất quỷ , nhì ma thứ ba Thiếu Sinh Quân.
Và thật thiếu sót, nếu như Bạn và tôi không nhớ đến những kỷ niệm của tuổi học trò mới lớn bên người bạn gái mới quen. Bài học về tình yêu không có trong chương trình học, chẳng có Thầy chuyên đề phụ trách giãng dạy, nhưng sao mọi người đều thạo bài như nhau. Hình ảnh nàng Eva của tôi và bạn, với tà áo trắng bay bay buồi tan trường trong những lần hẹn hò, đưa đón, như đang hiện về, nhảy múa trên từng trang sách trong những giờ tự học ở Khu Văn Hóa. Những giờ Triết khô khan của những môn học Đạo đức, Luận lý hay Tâm lý học có khi mơ màng suy nghĩ cho lần tới hẹn hò. Bên cạnh đó , những bài học Quân sự mỗi thứ năm hằng tuần, cũng làm tăng thêm những kinh nghiệm cho những dự định hành quân xuất kích, chọn thời gian, nơi chốn, tìm cách vượt rào ra phố. Những cuộc điễm danh bất thường của Cán bộ, đôi khi một người ở Trung đội nầy cũng sẽ điểm danh thế cho bạn mình ở Trung đội kế, miễn sao người Cán Bộ đứng trước hàng quân không phát hiện ra màn tiểu xảo nầy của Thiếu Sinh Quân.
Những thang điểm ở khu văn hoá và hình phạt ở Liên đoàn, cũng không đáng ngại bằng những lần trể hẹn , bị người bạn gái giận hờn. Những kỷ niệm dấu yêu của một thời làm người Lính nhỏ, có lẻ trong hầu hết chúng ta ai cũng một lần qua.
Và chồng chất lên tuổi học trò là những tháng ngày xa nhà, nhớ người thân yêu, là những lo lắng, nôn nao trong mùa thi cử, là những hoài bảo về tương lai của ngày ra Trường, rời xa Trường Mẹ, phải nói lời chia tay với Thầy, Cán bộ, với bạn bè sau nhiều năm lưu luyến, và không biết mai đây có còn gặp lại?
Sự trở về thăm Trường củ hôm nay, dù bước đi trên đoạn đường rất ngắn bên ngoài ngôi trường xưa, nhưng để lại nhiểu suy tư chất chứa, với thời gian cũng làm mai một, có cái nhớ, cái quên, nhưng vẫn không xóa đi tâm trạng rã rời, mất mát đang thật sự đè nặng lên từng bước chân tìm về dĩ vãng.
Có nỗi xót xa nào hơn cho những đứa con trở về thăm Trường cũ hôm nay, không được chạy đến trong vòng tay ôm của Mẹ, để tìm lại hương ấm ngày xưa. Không được bước vào cổng Trường, để đi lại những lối mòn đầy ắp kỷ niệm. Đã bao năm rời xa Trường Mẹ, những bất hạnh đã lần lượt đến với từng cuộc đời của Bạn, của Tôi, những cay nghiệt, tuy có khác nhau. Riêng với tôi, niềm trăn trỡ đã để lại nhiều luyến tiếc vẫn là: Ngôi trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam yêu dấu, tuy vẫn còn đó hình hài năm xưa, nhưng giờ đã mất tên, như một cái xác không mang hồn nương náu.
Không biết Hồn của Trường giờ ở nơi đâu ?
Có lẻ Hồn của Trường MẸ Thiếu Sinh Quân đang ở trong lòng Bạn, lòng tôi, trong lòng những Cựu TSQ đang lưu lạc khắp nơi trên thế giới, hay đang sống tại quê nhà.
Đường phố Vũng tàu chiều nay vẫn xôn xao tấp nập người qua , trời còn vương màu nắng nhạt, và mây trắng bàng bạc trên cao vẫn vô tình lặng lẽ trôi về nơi xa thẳm. Có biết đâu? Một cơn mưa vừa kéo đến, làm ướt lòng người xưa trở lại.
Ghi lại một chút suy tư của một lần về chốn xưa, gởi đến bạn bè, những người có chung mẫu số về không gian và thời gian, đã cùng nhau chia sẽ những tháng ngày buồn vui nơi Trường Mẹ.
Mong Bạn và Tôi sẽ không quên cái nôi Trường Mẹ. Vì chỉ có một Phù Đổng Thiên Vương đã thành người sau một đêm trong huyền thoại sách vỡ lưu truyền.
" Không Mẹ ai cho vốn vào Đời ?" Xin một lần nhớ và nói lên lời Tạ Ơn Trường Mẹ Thiếu Sinh Quân , trong mùa Lể Tạ Ơn đang về với mọi nhà , nhất là với những C/TSQ tha hương .
CTSQ Nguyễn văn An, số quân 4990, vào trường năm 1970 và ra trường năm 1974. Đang theo học khóa 6 Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt
No comments:
Post a Comment