Trong các chùa thuộc Bắc tông, thường treo bức tranh một hành giả dữ tướng, cao to, quắc thước, râu hùm, hàm én, mắt lóe kỳ quang, mình vận cà sa, vai quảy một chiếc dép, đang mải miết bôn tẩu thiên lý.
Đó chính là Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) vị tổ thứ 28 sau Phật Thích Ca Mâu Ni và là Sư tổ của Thiền tông Trung Quốc, đồng thời cũng là sư tổ võ phái Thiếu Lâm Tự ở Trung Quốc. Ngài viên tịch năm 543, đến nay đã hơn ngàn năm. Nghi án "chiếc dép tổ sư" đã khiến cho người đời tốn khá nhiều công sức để tranh luận và hình như chưa bao giờ phân định được thị phi. Có người nói chiếc dép trên vai của Thiền Sư là Đạo pháp để lại, đạo pháp mang đi. Người thì chỉ vào chân trần của sư tổ nói: Sắc là không, không là sắc . Vì sao người ta chỉ chú mục đến bức tranh, mà không chịu đọc lại bức đại tự ghi tôn chỉ của thiền tông: "Bất lập văn tự/Giáo ngoại biệt truyền/Trực chỉ nhân tâm/Kiến tính thành Phật". (Không lệ thuộc vào kinh sách, truyền dạy ngoài giáo lý, hướng thẳng đến tim người, thấy chân lý mà giác ngộ).
Lại nhớ đến chuyện về buổi hội kiến của sơ tổ Thiền tông (Bodhidharma) với Lương Vũ Đế, buổi đầu ông đặt chân đến Trung Quốc. Là một người phụng sự đạo Phật, Lương Vũ Đế đã cho xây nhiều chùa chiền, bảo tháp. Vũ Đế hỏi nhà sư Ấn Độ: "Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?". Đạt Ma đáp: "Không có công đức". Vua lại hỏi: "Vậy công đức chân thật là gì?". Sư đáp: "Trí phải được Thanh Tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không hoàn toàn, như vậy mới là công đức". Vua lại hỏi: "Ai đang đối diện với trẫm đây?". Sư đáp: "Tôi không biết".
Ôi! Bồ đề đạt ma! Hành trạng ngài sao mà kỳ bí? Vũ Đế, xây chùa, chép kinh, độ tăng… mà ngài còn chưa cho là công đức thì làm gì mới được coi là công đức đây? Hội kiến không thành Ngài vượt sông Dương Tử mênh mông sóng dữ, chỉ với chiếc thuyền con, rồi bỏ lên núi, ngồi quay mặt vào vách đá 9 năm, truyền y-bát cho Huệ Khả xong thì viên tịch nhưng rồi có người lại gặp Ngài trên núi Hùng nhĩ, vai quảy một chiếc gậy, đầu gậy có xỏ một chiếc dép. Rồi ngay cả chuyện ngài truyền tâm ấn cho Huệ Khả, người thường cũng đâu dễ gì hiểu nổi. Tương truyền, trước khi về, gọi đệ tử trình bày sở đắc: "Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình".
Đạo Phó bạch: "Theo chỗ thấy của con, muốn thấy đạo phải chẳng chấp văn tự, mà cũng chẳng lìa văn tự". Sư đáp: "Con được lớp da của ta rồi".
Ni Tổng Trì nói: "Chỗ giải của con như cái mừng thấy Phật (tâm) bất động, thấy được một lần, sau không thấy lại nữa". Sư nói: "Con được phần thịt của ta rồi".
Đạo Dục, một đệ tử khác, bạch: "Tứ đại vốn không, Ngũ uẩn chẳng phải thật có, vậy chỗ thấy của con là không một Pháp nào khả được". Sư đáp: "Con được bộ xương của ta rồi".
Cuối cùng, đến phiên Huệ Khả. Huệ Khả lễ bái Sư rồi đứng ngay một chỗ, không bạch không nói gì cả. Sư bảo: "Con đã được phần tuỷ của ta"
Giữa bời bời những công án rối rắm mê hồn như này, hãy bắt đầu từ chiếc dép của tổ sư, xem chừng, còn khả hữu. Ngôn ngữ, là thứ vưu vật đặc hữu, chỉ con người mới có, ngôn ngữ có sự kì diệu của ngôn ngữ, nhưng cũng có sự suy đồi của ngôn ngữ. Ngôn ngữ kì diệu là ngôn ngữ đem đến cho con người sự cảm thông và chia sẻ, ngôn ngữ suy đồi là thứ ngôn ngữ vu khoát, trí trá, che đậy những tư tưởng xấu xa, bằng những lời có cánh, nhằm mê dụ lòng người.
Sự lầm lẫn của chúng ta cũng giống như Lương Vũ Đế, dương dương tự đắc khoe việc tô tượng, đúc chuông, xây chùa, chép kinh, mà không ngộ nổi những lời khai thị, rất rõ ràng về yếu tính phật pháp của Bồ đề sư tổ. Chín năm ngồi nhìn thạch bích, hẳn sư tổ đã thấu triệt được hiền minh của sự im lặng. Chúng ta chỉ có một đời sống duy nhất, và đời sống đó đang bị xới tung lên, bởi những hành ngôn, diễn ngôn đẹp đẽ và dối trá. Khi Bồ Đề Đạt Ma trao truyền tâm ấn cho Huệ Khả, vị đệ tử đã dùng sự im lặng để trả lời ngài. Và nếu có ai lúc bấy giời thầm hỏi tổ sư: "Bạch Sư tổ, vì sao người lại chỉ mang mỗi một chiếc dép?", chắc sẽ nhận được nụ cười hỉ xả của Sư Tổ kèm theo câu trả lời : "Ta bị rơi mất một chiếc rồi mà!".
Sự thật có lẽ chỉ giản dị như vậy thôi.
Trong các chùa thuộc Bắc tông, thường treo bức tranh một hành giả dữ tướng, cao to, quắc thước, râu hùm, hàm én, mắt lóe kỳ quang, mình vận cà sa, vai quảy một chiếc dép, đang mải miết bôn tẩu thiên lý.
Đó chính là Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) vị tổ thứ 28 sau Phật Thích Ca Mâu Ni và là Sư tổ của Thiền tông Trung Quốc, đồng thời cũng là sư tổ võ phái Thiếu Lâm Tự ở Trung Quốc. Ngài viên tịch năm 543, đến nay đã hơn ngàn năm. Nghi án "chiếc dép tổ sư" đã khiến cho người đời tốn khá nhiều công sức để tranh luận và hình như chưa bao giờ phân định được thị phi. Có người nói chiếc dép trên vai của Thiền Sư là Đạo pháp để lại, đạo pháp mang đi. Người thì chỉ vào chân trần của sư tổ nói: Sắc là không, không là sắc . Vì sao người ta chỉ chú mục đến bức tranh, mà không chịu đọc lại bức đại tự ghi tôn chỉ của thiền tông: "Bất lập văn tự/Giáo ngoại biệt truyền/Trực chỉ nhân tâm/Kiến tính thành Phật". (Không lệ thuộc vào kinh sách, truyền dạy ngoài giáo lý, hướng thẳng đến tim người, thấy chân lý mà giác ngộ).
Lại nhớ đến chuyện về buổi hội kiến của sơ tổ Thiền tông (Bodhidharma) với Lương Vũ Đế, buổi đầu ông đặt chân đến Trung Quốc. Là một người phụng sự đạo Phật, Lương Vũ Đế đã cho xây nhiều chùa chiền, bảo tháp. Vũ Đế hỏi nhà sư Ấn Độ: "Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?". Đạt Ma đáp: "Không có công đức". Vua lại hỏi: "Vậy công đức chân thật là gì?". Sư đáp: "Trí phải được Thanh Tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không hoàn toàn, như vậy mới là công đức". Vua lại hỏi: "Ai đang đối diện với trẫm đây?". Sư đáp: "Tôi không biết".
Ôi! Bồ đề đạt ma! Hành trạng ngài sao mà kỳ bí? Vũ Đế, xây chùa, chép kinh, độ tăng… mà ngài còn chưa cho là công đức thì làm gì mới được coi là công đức đây? Hội kiến không thành Ngài vượt sông Dương Tử mênh mông sóng dữ, chỉ với chiếc thuyền con, rồi bỏ lên núi, ngồi quay mặt vào vách đá 9 năm, truyền y-bát cho Huệ Khả xong thì viên tịch nhưng rồi có người lại gặp Ngài trên núi Hùng nhĩ, vai quảy một chiếc gậy, đầu gậy có xỏ một chiếc dép. Rồi ngay cả chuyện ngài truyền tâm ấn cho Huệ Khả, người thường cũng đâu dễ gì hiểu nổi. Tương truyền, trước khi về, gọi đệ tử trình bày sở đắc: "Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình".
Đạo Phó bạch: "Theo chỗ thấy của con, muốn thấy đạo phải chẳng chấp văn tự, mà cũng chẳng lìa văn tự". Sư đáp: "Con được lớp da của ta rồi".
Ni Tổng Trì nói: "Chỗ giải của con như cái mừng thấy Phật (tâm) bất động, thấy được một lần, sau không thấy lại nữa". Sư nói: "Con được phần thịt của ta rồi".
Đạo Dục, một đệ tử khác, bạch: "Tứ đại vốn không, Ngũ uẩn chẳng phải thật có, vậy chỗ thấy của con là không một Pháp nào khả được". Sư đáp: "Con được bộ xương của ta rồi".
Cuối cùng, đến phiên Huệ Khả. Huệ Khả lễ bái Sư rồi đứng ngay một chỗ, không bạch không nói gì cả. Sư bảo: "Con đã được phần tuỷ của ta"
Giữa bời bời những công án rối rắm mê hồn như này, hãy bắt đầu từ chiếc dép của tổ sư, xem chừng, còn khả hữu. Ngôn ngữ, là thứ vưu vật đặc hữu, chỉ con người mới có, ngôn ngữ có sự kì diệu của ngôn ngữ, nhưng cũng có sự suy đồi của ngôn ngữ. Ngôn ngữ kì diệu là ngôn ngữ đem đến cho con người sự cảm thông và chia sẻ, ngôn ngữ suy đồi là thứ ngôn ngữ vu khoát, trí trá, che đậy những tư tưởng xấu xa, bằng những lời có cánh, nhằm mê dụ lòng người.
Sự lầm lẫn của chúng ta cũng giống như Lương Vũ Đế, dương dương tự đắc khoe việc tô tượng, đúc chuông, xây chùa, chép kinh, mà không ngộ nổi những lời khai thị, rất rõ ràng về yếu tính phật pháp của Bồ đề sư tổ. Chín năm ngồi nhìn thạch bích, hẳn sư tổ đã thấu triệt được hiền minh của sự im lặng. Chúng ta chỉ có một đời sống duy nhất, và đời sống đó đang bị xới tung lên, bởi những hành ngôn, diễn ngôn đẹp đẽ và dối trá. Khi Bồ Đề Đạt Ma trao truyền tâm ấn cho Huệ Khả, vị đệ tử đã dùng sự im lặng để trả lời ngài. Và nếu có ai lúc bấy giời thầm hỏi tổ sư: "Bạch Sư tổ, vì sao người lại chỉ mang mỗi một chiếc dép?", chắc sẽ nhận được nụ cười hỉ xả của Sư Tổ kèm theo câu trả lời : "Ta bị rơi mất một chiếc rồi mà!".
Sự thật có lẽ chỉ giản dị như vậy thôi.
Đó chính là Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) vị tổ thứ 28 sau Phật Thích Ca Mâu Ni và là Sư tổ của Thiền tông Trung Quốc, đồng thời cũng là sư tổ võ phái Thiếu Lâm Tự ở Trung Quốc. Ngài viên tịch năm 543, đến nay đã hơn ngàn năm. Nghi án "chiếc dép tổ sư" đã khiến cho người đời tốn khá nhiều công sức để tranh luận và hình như chưa bao giờ phân định được thị phi. Có người nói chiếc dép trên vai của Thiền Sư là Đạo pháp để lại, đạo pháp mang đi. Người thì chỉ vào chân trần của sư tổ nói: Sắc là không, không là sắc . Vì sao người ta chỉ chú mục đến bức tranh, mà không chịu đọc lại bức đại tự ghi tôn chỉ của thiền tông: "Bất lập văn tự/Giáo ngoại biệt truyền/Trực chỉ nhân tâm/Kiến tính thành Phật". (Không lệ thuộc vào kinh sách, truyền dạy ngoài giáo lý, hướng thẳng đến tim người, thấy chân lý mà giác ngộ).
Lại nhớ đến chuyện về buổi hội kiến của sơ tổ Thiền tông (Bodhidharma) với Lương Vũ Đế, buổi đầu ông đặt chân đến Trung Quốc. Là một người phụng sự đạo Phật, Lương Vũ Đế đã cho xây nhiều chùa chiền, bảo tháp. Vũ Đế hỏi nhà sư Ấn Độ: "Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?". Đạt Ma đáp: "Không có công đức". Vua lại hỏi: "Vậy công đức chân thật là gì?". Sư đáp: "Trí phải được Thanh Tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không hoàn toàn, như vậy mới là công đức". Vua lại hỏi: "Ai đang đối diện với trẫm đây?". Sư đáp: "Tôi không biết".
Ôi! Bồ đề đạt ma! Hành trạng ngài sao mà kỳ bí? Vũ Đế, xây chùa, chép kinh, độ tăng… mà ngài còn chưa cho là công đức thì làm gì mới được coi là công đức đây? Hội kiến không thành Ngài vượt sông Dương Tử mênh mông sóng dữ, chỉ với chiếc thuyền con, rồi bỏ lên núi, ngồi quay mặt vào vách đá 9 năm, truyền y-bát cho Huệ Khả xong thì viên tịch nhưng rồi có người lại gặp Ngài trên núi Hùng nhĩ, vai quảy một chiếc gậy, đầu gậy có xỏ một chiếc dép. Rồi ngay cả chuyện ngài truyền tâm ấn cho Huệ Khả, người thường cũng đâu dễ gì hiểu nổi. Tương truyền, trước khi về, gọi đệ tử trình bày sở đắc: "Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình".
Đạo Phó bạch: "Theo chỗ thấy của con, muốn thấy đạo phải chẳng chấp văn tự, mà cũng chẳng lìa văn tự". Sư đáp: "Con được lớp da của ta rồi".
Ni Tổng Trì nói: "Chỗ giải của con như cái mừng thấy Phật (tâm) bất động, thấy được một lần, sau không thấy lại nữa". Sư nói: "Con được phần thịt của ta rồi".
Đạo Dục, một đệ tử khác, bạch: "Tứ đại vốn không, Ngũ uẩn chẳng phải thật có, vậy chỗ thấy của con là không một Pháp nào khả được". Sư đáp: "Con được bộ xương của ta rồi".
Cuối cùng, đến phiên Huệ Khả. Huệ Khả lễ bái Sư rồi đứng ngay một chỗ, không bạch không nói gì cả. Sư bảo: "Con đã được phần tuỷ của ta"
Giữa bời bời những công án rối rắm mê hồn như này, hãy bắt đầu từ chiếc dép của tổ sư, xem chừng, còn khả hữu. Ngôn ngữ, là thứ vưu vật đặc hữu, chỉ con người mới có, ngôn ngữ có sự kì diệu của ngôn ngữ, nhưng cũng có sự suy đồi của ngôn ngữ. Ngôn ngữ kì diệu là ngôn ngữ đem đến cho con người sự cảm thông và chia sẻ, ngôn ngữ suy đồi là thứ ngôn ngữ vu khoát, trí trá, che đậy những tư tưởng xấu xa, bằng những lời có cánh, nhằm mê dụ lòng người.
Sự lầm lẫn của chúng ta cũng giống như Lương Vũ Đế, dương dương tự đắc khoe việc tô tượng, đúc chuông, xây chùa, chép kinh, mà không ngộ nổi những lời khai thị, rất rõ ràng về yếu tính phật pháp của Bồ đề sư tổ. Chín năm ngồi nhìn thạch bích, hẳn sư tổ đã thấu triệt được hiền minh của sự im lặng. Chúng ta chỉ có một đời sống duy nhất, và đời sống đó đang bị xới tung lên, bởi những hành ngôn, diễn ngôn đẹp đẽ và dối trá. Khi Bồ Đề Đạt Ma trao truyền tâm ấn cho Huệ Khả, vị đệ tử đã dùng sự im lặng để trả lời ngài. Và nếu có ai lúc bấy giời thầm hỏi tổ sư: "Bạch Sư tổ, vì sao người lại chỉ mang mỗi một chiếc dép?", chắc sẽ nhận được nụ cười hỉ xả của Sư Tổ kèm theo câu trả lời : "Ta bị rơi mất một chiếc rồi mà!".
Sự thật có lẽ chỉ giản dị như vậy thôi.
No comments:
Post a Comment