My Blog List

Wednesday, May 7, 2014

Đằng sau việc Trung Quốc đưa giàn khoan 'khủng' đến vùng biển VN

Đằng sau việc Trung Quốc đưa giàn khoan 'khủng' đến vùng biển VN

Đăng Bởi  - 13:28 05-05-2014
Đằng sau việc Trung Quốc đưa giàn khoan 'khủng' đến vùng biển VN
Giàn khoan mà Trung Quốc đưa vào hoạt động tại vùng biển Việt Nam với tổng vốn đầu tư lến tới 1 tỉ USD, có nhiệm vụ khoan giếng thăm dò và có thể được sử dụng để phục vụ nhiều mục đích như khoa học, dầu khí... và quân sự.
Như tin đã đưa, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 họat động hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. 

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng yêu cầu phía Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Vậy thực chất giàn khoan này lớn cỡ nào, ý đồ của Trung Quốc qua việc đưa giàn khoan này vào hoạt động là gì?

Giàn khoan này do Tổng Công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) làm chủ đầu tư với tổng vốn 6 tỉ nhân dân tệ (19.020 tỉ đồng VN, tương đương 1 tỉ USD). Có nhiệm vụ chính là khoan giếng thăm dò, khoan giếng sản xuất, hoàn thành giếng khoan và sửa chữa giếng khoan trên Biển Đông.

Ngoài ra, giàn khoan này có thể được sử dụng để phục vụ nhiều mục đích như khoa học, dầu khí và quân sự.
Giàn khoan dài hơn 650m, gồm năm tầng cao 136m (tương đương tòa nhà 45 tầng). Trọng tải tịnh hơn 30.000 tấn và đã được đưa xuống Biển Đông từ năm 2011.

Đây là giàn khoan kiểu nửa chìm hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoan tối đa 12.000m, thuộc thế hệ thứ sáu trên thế giới và là giàn khoan cấp siêu sâu đầu tiên do Trung Quốc sản xuất.

Hải dương 981 được thiết kế đủ sức chống bão mạnh cấp 18. Tại khu vực biển sâu dưới 1.500m, giàn khoan sẽ định vị bằng neo thông qua xích neo của các tàu kéo.

"Vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt

Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối", Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Ở độ sâu 1.500-3.000m, giàn khoan sẽ định vị bằng hệ thống định vị động lực thế hệ 3 (DP3-đẳng cấp cao nhất của Tổ chức Hàng hải quốc tế) hoạt động dựa trên định vị vệ tinh. Ước tính mỗi ngày giàn khoan ngốn chi phí từ 981.100 đến 1,5 triệu USD.
Được mệnh danh là "tàu sân bay dầu khí", Hải dương 981 được trang bị các thiết bị hiện đại nhất thế giới. Hệ thống điều khiển tự động hóa tiên tiến của giàn khoan có thể ứng phó các sự cố như van đóng giếng dầu khẩn cấp, thiết bị dừng người máy dưới nước, van đóng điều khiển từ xa thiết bị định vị vật dưới nước bằng siêu âm.

Hệ thống cảm ứng sẽ đóng miệng giếng khoan khi xảy ra mất điện toàn diện, hạ áp suất, lưu lượng vượt mức.

Trên thế giới chỉ có khoảng 20 giàn khoan hoạt động ở độ sâu 3.000 m. Diện tích boong tương đương sân vận động đúng tiêu chuẩn. Giàn khoan có đầy đủ hệ thống phục vụ cho 160 công nhân làm việc và nghỉ ngơi. Chín máy phát điện đủ đáp ứng nhu cầu điện cho một thành phố 200.000 dân.

Giàn khoan có trang bị khoang dầu với dung tích 4.500 tấn đủ cho máy phát điện chạy liên tục 30 ngày.



Các chuyên gia Việt Nam đã từng cảnh báo về ý đồ dần dần chiếm hữu Biển Đông thông qua hoạt động dầu khí của Trung Quốc, nhất là khi vị trí đặt giàn khoan nằm trong vùng EEZ của các nước xung quanh.

Trong một bài viết năm 2011, nhóm Nghiên cứu Biển Đông cho rằng việc Trung Quốc mang giàn khoan xuống Biển Đông là cách thức "thực hành chiếm cứ biển và từ đó khẳng định sự chiếm hữu thật sự Biển Đông qua hình lưỡi bò".

Các chuyên gia cũng cho rằng giàn khoan 981 còn đặt ra một tiền lệ mới "ai đến trước, được hưởng trước" đối với các tài nguyên không tái tạo tại Biển Đông và từ đó Trung Quốc sẽ dần dần ép buộc các quốc gia Biển Đông phải tuân theo chiến lược "gác tranh chấp, cùng khai thác" theo kiểu Trung Quốc.

Sự xuất hiện của Dầu mỏ Hải dương 201 và Dầu mỏ Hải dương 981 đánh dấu sự hình thành "Hạm đội tác nghiệp biển sâu" đầu tiên của Trung Quốc. Điều đáng quan tâm: mục tiêu của hạm đội này là Biển Đông.



Bên trong buồng điều khiển của giàn khoan dầu lớn nhất tại biển Đông.


PV tổng hợp

No comments:

Post a Comment