ất ngạc nhiên khi bà thư ký dẫn vị sĩ quan an ninh của sở vào văn phòng với nét mặt hoảng hốt và rụt rè lên tiếng:
- Duy à... Có chuyện rồi! Đại uý Morrow cần gặp riêng Duy.
Bà ta vội vã quay lưng, với tay đóng cửa và bước nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay đại uý Morrow vừa hỏi:
- Mời đại uý ngồi. Anh tìm tôi có việc gì quan trọng hả?
- Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 người "homeless" (vô gia cư), cứ nằng nặc đòi gặp anh cho bằng được. Nhân viên an ninh đã giữ họ lại và báo cáo cho tôi tìm gặp anh để thảo luận. Những người này có vẻ không đàng hoàng... nhưng có một người tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.
- Ồ... Đó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West đó mà. Anh ta đàng hoàng lắm. Không sao đâu. Để tôi xuống gặp họ.
- Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng vì hai anh chàng kia trông có vẻ "ngầu" lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và "càm ràm" với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh tâm thần... Anh tính sao?
- Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn phòng, nhưng có thể mời họ vào "cafeteria" uống ly nước, chắc không sao chứ?
- Cũng được, nhưng cẩn thận vẫn hơn. Để tôi bảo nhân viên để ý trông chừng trong lúc anh gặp họ ở "cafeteria". Anh không ngại chứ?
- Cám ơn các anh, nhưng đừng lộ liễu quá, họ tủi thân.
Trong lúc theo đại uý Morrow xuống nhà gặp "khách", tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.
Hồi đó, tôi mới về làm cho National Geographic, vì chưa quen đường sá ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn nên thường đi làm bằng xe điện ngầm. Một buổi sáng Thứ Sáu, tôi đi trễ hơn bình thường vì phải ghé qua trường học để ký một số giấy tờ cho các con trước ngày tựu trường. Vừa ra khỏi xe điện ngầm ở trạm Farragut West, tôi nghe vọng lại tiếng kèn Saxophone rất điêu luyện đang "rên rỉ" bài Hạ Trắng:
Gọi nắng... trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn, lòng hoa bướm say
Lối em đi về... trời không có mây
Ðường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy...
Lên khỏi cầu thang ở trạm xe điện, tôi sững sờ khi trông thấy một một người Mỹ "homeless" đang "ngất ngưởng" thả hồn vào một cõi xa xăm vô định, miệt mài thổi Saxophone. Bài hát vừa dứt, đám đông vây quanh vừa vỗ tay tán thưởng, vừa bỏ một vài đồng bạc lẻ vào cái mũ vải bên cạnh... Tôi tiến đến gần hơn, móc ví lấy tờ giấy bạc $10 bỏ vào mũ biếu anh ta, một người Mỹ có lẽ là cựu chiến binh Việt Nam vì anh ta đang mặc chiếc áo khoác quân nhân, với bảng tên Norman Walker trên túi áo và bên cạnh còn treo lủng lẳng một số huy chương. Tôi chưa kịp bỏ tiền vào mũ, anh ta đã hỏi bằng tiếng Việt:
- Mày Việt Nam hả? Biết bài hát vừa rồi không?
- Đương nhiên rồi. Ông thổi kèn rất hay và có hồn. Ông nói tiếng Việt cũng giỏi.
- Đại khái thôi. Kêu mày tao được rồi. Tao đã từng "đấm đá" gần 8 năm trời trên quê hương của mày, nhưng khi trở về bị quê hương tao ruồng bỏ. Nản bỏ mẹ. Tao nhớ Việt Nam nên tập thổi nhạc Trịnh, thỉnh thoảng ra đây biểu diễn kiếm thêm ít đồng mua cơm mua cháo sống qua ngày với đám bạn không nhà không cửa trở về từ cuộc chiến.
- Ông...
- Lại ông nữa. Mày tao cho thân tình. Không phải người Việt tụi mày vẫn nói thế sao?
- Tôi không quen gọi người lạ như thế. Hay gọi nhau là "anh tôi" được không?
- Tuỳ mày. Tiếng Việt tụi mày rắc rối lắm. Mày có cần phải đi làm chưa? Tao phải tiếp tục thổi thêm vài tiếng nữa mới đủ sở hụi. Tao nghỉ lúc 11 giờ, mày có thể tới nói chuyện. Nếu bận thì thôi. Thứ Sáu nào tao cũng làm ăn tại đây. Nếu không chê, mày có thể trở lại.
- Tôi sẽ trở lại trước 11 giờ. Văn phòng tôi làm việc cũng chỉ cách đây một quãng đường ngắn.
- Mày không sợ hả?
- Sợ gì?
- Tụi tao là loại người bị ruồng bỏ và khinh chê.
- Không có đâu. Tôi sẽ trở lại.
- Đi đi. Hẹn gặp lại.
Tôi đã trở lại gặp Norman và mời anh ta cùng ăn trưa hôm đó. Anh ta rất cảm động, và chúng tôi trở thành "bạn" từ dạo đó.
Tôi thắc mắc tự hỏi không hiểu tại sao hôm nay Norman không gọi điện thoại cho tôi mà lại dẫn theo hai người bạn tới văn phòng tìm tôi, gây xáo trộn cho thêm rắc rối. Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ta sẽ buồn và mất cảm tình với National Geographic cũng như cá nhân tôi vì bị những nhân viên an ninh của sở "hạch hỏi". Đã từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính tình chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa lang thang khắp đường phố thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Có những người đã từ bỏ tất cả, sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tường cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial). Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xâm đầy những bức hình ngổ ngáo hay những dòng chữ ngang tàng để che dấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm vì những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quý những hy sinh họ đã dành cho Quê Hương Yêu Dấu Việt Nam của chúng ta.
Vừa gặp mặt, Norman siết chặt tay tôi cười lớn, rồi lên giọng:
- Gặp mày còn khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám "cớm dổm" ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn người Việt rất thân của tao.
Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:
- Đây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là người Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi mình. Còn đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân "homeless" của tao.
Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:
- Mời các bạn xuống "cafeteria" uống nước và nói chuyện.
- Có tiện không? Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.
- Không sao đâu. Tuy nhiên, Norman đừng đòi cà phê sữa đá, ở đây không có đâu.
Norman cười ha hả trả lời bằng tiếng Việt:
- Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi! Đúng không?
- Rất đúng. Nghe giống hệt "một ông già Bắc kỳ" thứ thiệt.
Chúng tôi vui vẻ bước vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng trước bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những người đang có mặt trong "cafeteria" sáng hôm đó. Vừa ngồi xuống bàn, Norman vội vàng lên tiếng:
- Để khỏi mất thì giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ có "preview" (xuất chiếu xem trước) cuốn phim "Inside the Vietnam War" trước khi trình chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Đúng không?
- Đúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.
- Đài của tụi mày chỉ có trên "Cable" (truyền-hình-dây-cáp) và Direct-TV (truyền-hình-qua-vệ-tinh) thôi. Dân "homeless" tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé "preview" mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Được không?
- Chắc được. Mấy lần trước tôi đưa vé cho bạn nhưng có bao giờ xuất hiện đâu!
- Lần này khác... vì họ nói về tụi tao và những bạn bè từng "đấm đá" trên Quê Hương của mày.
* * *
Để giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 người "bạn" cựu chiến binh đều ăn mặc quần áo tươm tất, đầu tóc chải gọn gàng đứng chờ ngoài hành lang "Explorer Hall" cả giờ đồng hồ trước khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội trường chính của National Geographic. Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé "preview", tôi đã liên lạc nhờ mấy người trong nhóm "Audio & Video" của sở sắp xếp để chúng tôi ngồi trong góc cuối của hội trường, tránh xa những vị "tai to mặt lớn" trong sở cũng như những vị khách từ Bộ Quốc Phòng, Bộ Cựu Chiến Binh, Quốc Hội, và viên chức Chính Phủ Mỹ.
Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tuc, cuộn phim bắt đầu chiếu. Mấy người bạn cựu chiến binh Mỹ của tôi chăm chú lắng nghe, mắt người nào cũng long lanh ngấn lệ, cùng siết chặt tay nhau để nén lại những cảm xúc đang cuồn cuộn trào dâng trong tim của mỗi người.
Thỉnh thoảng tôi nghe loáng thoáng đâu đó một vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên khắp hội trường. Ba người bạn của tôi vẫn "án binh bất động" dõi mắt đăm chiêu theo từng tấm hình, từng tiếng súng, từng bước đi, từng câu nói, từng tiếng khóc... trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị "dân Mỹ" và có lúc cả gia đình và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài người chung quanh cùng khóc theo!
Ai đó đã ra lệnh tạm ngưng. Đèn hội trường bật sáng. Tôi vội vã xin lỗi những người chung quanh rồi vội vàng "kéo" ba người bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững lê gót "khật khưỡng" bước theo tôi như ba cái xác không hồn!
* * *
Mấy ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhóm thực hiện cuộn phim tài liệu "Inside the VietNam War" nhờ tôi sắp xếp một cuộc gặp gỡ với 3 người bạn cựu chiến binh "homeless" đã cùng tôi đi xem "preview" hôm đó, và cũng nhờ họ mời thêm những bạn bè khác vì Bộ Quốc Phòng và Bộ Cựu Chiến Binh cùng một vài viên chức trong chính phủ muốn gặp gỡ và giúp đỡ họ.
Có lẽ đã tới lúc người Mỹ nhận thức được "món nợ phải trả" cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam.
Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?
Nguyễn Duy-An
- Duy à... Có chuyện rồi! Đại uý Morrow cần gặp riêng Duy.
Bà ta vội vã quay lưng, với tay đóng cửa và bước nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay đại uý Morrow vừa hỏi:
- Mời đại uý ngồi. Anh tìm tôi có việc gì quan trọng hả?
- Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 người "homeless" (vô gia cư), cứ nằng nặc đòi gặp anh cho bằng được. Nhân viên an ninh đã giữ họ lại và báo cáo cho tôi tìm gặp anh để thảo luận. Những người này có vẻ không đàng hoàng... nhưng có một người tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.
- Ồ... Đó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West đó mà. Anh ta đàng hoàng lắm. Không sao đâu. Để tôi xuống gặp họ.
- Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng vì hai anh chàng kia trông có vẻ "ngầu" lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và "càm ràm" với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh tâm thần... Anh tính sao?
- Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn phòng, nhưng có thể mời họ vào "cafeteria" uống ly nước, chắc không sao chứ?
- Cũng được, nhưng cẩn thận vẫn hơn. Để tôi bảo nhân viên để ý trông chừng trong lúc anh gặp họ ở "cafeteria". Anh không ngại chứ?
- Cám ơn các anh, nhưng đừng lộ liễu quá, họ tủi thân.
Trong lúc theo đại uý Morrow xuống nhà gặp "khách", tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.
Hồi đó, tôi mới về làm cho National Geographic, vì chưa quen đường sá ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn nên thường đi làm bằng xe điện ngầm. Một buổi sáng Thứ Sáu, tôi đi trễ hơn bình thường vì phải ghé qua trường học để ký một số giấy tờ cho các con trước ngày tựu trường. Vừa ra khỏi xe điện ngầm ở trạm Farragut West, tôi nghe vọng lại tiếng kèn Saxophone rất điêu luyện đang "rên rỉ" bài Hạ Trắng:
Gọi nắng... trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn, lòng hoa bướm say
Lối em đi về... trời không có mây
Ðường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy...
Lên khỏi cầu thang ở trạm xe điện, tôi sững sờ khi trông thấy một một người Mỹ "homeless" đang "ngất ngưởng" thả hồn vào một cõi xa xăm vô định, miệt mài thổi Saxophone. Bài hát vừa dứt, đám đông vây quanh vừa vỗ tay tán thưởng, vừa bỏ một vài đồng bạc lẻ vào cái mũ vải bên cạnh... Tôi tiến đến gần hơn, móc ví lấy tờ giấy bạc $10 bỏ vào mũ biếu anh ta, một người Mỹ có lẽ là cựu chiến binh Việt Nam vì anh ta đang mặc chiếc áo khoác quân nhân, với bảng tên Norman Walker trên túi áo và bên cạnh còn treo lủng lẳng một số huy chương. Tôi chưa kịp bỏ tiền vào mũ, anh ta đã hỏi bằng tiếng Việt:
- Mày Việt Nam hả? Biết bài hát vừa rồi không?
- Đương nhiên rồi. Ông thổi kèn rất hay và có hồn. Ông nói tiếng Việt cũng giỏi.
- Đại khái thôi. Kêu mày tao được rồi. Tao đã từng "đấm đá" gần 8 năm trời trên quê hương của mày, nhưng khi trở về bị quê hương tao ruồng bỏ. Nản bỏ mẹ. Tao nhớ Việt Nam nên tập thổi nhạc Trịnh, thỉnh thoảng ra đây biểu diễn kiếm thêm ít đồng mua cơm mua cháo sống qua ngày với đám bạn không nhà không cửa trở về từ cuộc chiến.
- Ông...
- Lại ông nữa. Mày tao cho thân tình. Không phải người Việt tụi mày vẫn nói thế sao?
- Tôi không quen gọi người lạ như thế. Hay gọi nhau là "anh tôi" được không?
- Tuỳ mày. Tiếng Việt tụi mày rắc rối lắm. Mày có cần phải đi làm chưa? Tao phải tiếp tục thổi thêm vài tiếng nữa mới đủ sở hụi. Tao nghỉ lúc 11 giờ, mày có thể tới nói chuyện. Nếu bận thì thôi. Thứ Sáu nào tao cũng làm ăn tại đây. Nếu không chê, mày có thể trở lại.
- Tôi sẽ trở lại trước 11 giờ. Văn phòng tôi làm việc cũng chỉ cách đây một quãng đường ngắn.
- Mày không sợ hả?
- Sợ gì?
- Tụi tao là loại người bị ruồng bỏ và khinh chê.
- Không có đâu. Tôi sẽ trở lại.
- Đi đi. Hẹn gặp lại.
Tôi đã trở lại gặp Norman và mời anh ta cùng ăn trưa hôm đó. Anh ta rất cảm động, và chúng tôi trở thành "bạn" từ dạo đó.
Tôi thắc mắc tự hỏi không hiểu tại sao hôm nay Norman không gọi điện thoại cho tôi mà lại dẫn theo hai người bạn tới văn phòng tìm tôi, gây xáo trộn cho thêm rắc rối. Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ta sẽ buồn và mất cảm tình với National Geographic cũng như cá nhân tôi vì bị những nhân viên an ninh của sở "hạch hỏi". Đã từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính tình chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa lang thang khắp đường phố thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Có những người đã từ bỏ tất cả, sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tường cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial). Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xâm đầy những bức hình ngổ ngáo hay những dòng chữ ngang tàng để che dấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm vì những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quý những hy sinh họ đã dành cho Quê Hương Yêu Dấu Việt Nam của chúng ta.
Vừa gặp mặt, Norman siết chặt tay tôi cười lớn, rồi lên giọng:
- Gặp mày còn khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám "cớm dổm" ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn người Việt rất thân của tao.
Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:
- Đây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là người Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi mình. Còn đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân "homeless" của tao.
Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:
- Mời các bạn xuống "cafeteria" uống nước và nói chuyện.
- Có tiện không? Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.
- Không sao đâu. Tuy nhiên, Norman đừng đòi cà phê sữa đá, ở đây không có đâu.
Norman cười ha hả trả lời bằng tiếng Việt:
- Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi! Đúng không?
- Rất đúng. Nghe giống hệt "một ông già Bắc kỳ" thứ thiệt.
Chúng tôi vui vẻ bước vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng trước bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những người đang có mặt trong "cafeteria" sáng hôm đó. Vừa ngồi xuống bàn, Norman vội vàng lên tiếng:
- Để khỏi mất thì giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ có "preview" (xuất chiếu xem trước) cuốn phim "Inside the Vietnam War" trước khi trình chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Đúng không?
- Đúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.
- Đài của tụi mày chỉ có trên "Cable" (truyền-hình-dây-cáp) và Direct-TV (truyền-hình-qua-vệ-tinh) thôi. Dân "homeless" tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé "preview" mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Được không?
- Chắc được. Mấy lần trước tôi đưa vé cho bạn nhưng có bao giờ xuất hiện đâu!
- Lần này khác... vì họ nói về tụi tao và những bạn bè từng "đấm đá" trên Quê Hương của mày.
* * *
Để giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 người "bạn" cựu chiến binh đều ăn mặc quần áo tươm tất, đầu tóc chải gọn gàng đứng chờ ngoài hành lang "Explorer Hall" cả giờ đồng hồ trước khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội trường chính của National Geographic. Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé "preview", tôi đã liên lạc nhờ mấy người trong nhóm "Audio & Video" của sở sắp xếp để chúng tôi ngồi trong góc cuối của hội trường, tránh xa những vị "tai to mặt lớn" trong sở cũng như những vị khách từ Bộ Quốc Phòng, Bộ Cựu Chiến Binh, Quốc Hội, và viên chức Chính Phủ Mỹ.
Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tuc, cuộn phim bắt đầu chiếu. Mấy người bạn cựu chiến binh Mỹ của tôi chăm chú lắng nghe, mắt người nào cũng long lanh ngấn lệ, cùng siết chặt tay nhau để nén lại những cảm xúc đang cuồn cuộn trào dâng trong tim của mỗi người.
Thỉnh thoảng tôi nghe loáng thoáng đâu đó một vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên khắp hội trường. Ba người bạn của tôi vẫn "án binh bất động" dõi mắt đăm chiêu theo từng tấm hình, từng tiếng súng, từng bước đi, từng câu nói, từng tiếng khóc... trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị "dân Mỹ" và có lúc cả gia đình và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài người chung quanh cùng khóc theo!
Ai đó đã ra lệnh tạm ngưng. Đèn hội trường bật sáng. Tôi vội vã xin lỗi những người chung quanh rồi vội vàng "kéo" ba người bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững lê gót "khật khưỡng" bước theo tôi như ba cái xác không hồn!
* * *
Mấy ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhóm thực hiện cuộn phim tài liệu "Inside the VietNam War" nhờ tôi sắp xếp một cuộc gặp gỡ với 3 người bạn cựu chiến binh "homeless" đã cùng tôi đi xem "preview" hôm đó, và cũng nhờ họ mời thêm những bạn bè khác vì Bộ Quốc Phòng và Bộ Cựu Chiến Binh cùng một vài viên chức trong chính phủ muốn gặp gỡ và giúp đỡ họ.
Có lẽ đã tới lúc người Mỹ nhận thức được "món nợ phải trả" cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam.
Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?
Nguyễn Duy-An
No comments:
Post a Comment