Alibaba.com đã ra đời như thế nào? | |||
|
Jack Ма lớn lên trong làn song cách mạng văn hóa ở Trung Quốc, từng theo học tiếng Anh và mày mò tự nghiên cứu
Internet để rồi trở thành một trong những doanh nhân thành đạt nhất Trung Quốc kể từ khi nước này mở cửa nền kinh tế. Alibaba.com hiện nay là một trong những trang web lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực B2B. Các công ty Mỹ và châu Âu thực sự "thèm thuồng" trang web này khi muốn tìm kiếm nhà cung cấp ở Trung Quốc. Ngoài ra, Alibaba còn là một hệ thống tìm kiếm khổng lồ và có mối quan hệ hợp tác với Yahoo!. Dưới đây là tự bạch của Jack Ma về quá trình hình thành và phát triển của Alibaba.com. Tròn 12 tuổi, tôi bắt đầu thích môn tiếng Anh. Mỗi sáng, tôi đạp xe đến trường trong vòng 40 phút, dù mùa đông hay mùa hè, mưa dầm hay tuyết buốt, và trong 8 năm – đạp xe đi làm ở khách sạn cách không xa thành phố Hàng Châu. Trung Quốc mở cửa, và nhiều khách du lịch nước ngoài đã đến đây. Thời gian này, tôi dẫn khách nước ngoài đi thăm các địa điểm du lịch và qua đó hoàn thiện vốn tiếng Anh của mình. Tám năm đó đã làm thay đổi cuộc đời tôi một cách cơ bản. Tôi biết đến nhiều quốc gia khác hơn phần lớn người Trung Quốc. Những gì mà tôi biết từ sách vở hay các thầy cô giáo của mình khác xa với những gì mà những người ngoại quốc nói với tôi.
Một sự kiện khác làm thay đổi tận gốc cuộc đời tôi đã diễn ra vào năm 1979, khi tôi gặp một gia đình người Úc.
Chúng tôi gặp nhau trong ba ngày và trở thành bạn bè của nhau. Năm 1985, gia đình này mời tôi sang Úc chơi . Tôi đến úc vào tháng Bảy, và ngày thứ 31 đã thay đổi số phận cuộc đời tôi. Trước khi quay về Trung Quốc, tôi từng được dạy rằng Trung Quốc là quốc gia giàu có nhất và hạnh phúc nhất thế giới. Vì thế, khi đến Úc, tôi nhận ra rằng, những điều mà tôi biết trước đó hoàn toàn khác xa so với những gì mà tôi cảm nhận được nơi đây. Cũng từ đây, tôi bắt đầu tư duy theo cách khác.
Sau đó tôi thi vào trường Đại học sư phạm Hàng Châu với mong muốn trở thành giáo viên tiếng Anh. Thời sinh viên,
tôi được bầu làm đại diện hội sinh viên, sau đó là đại diện hiệp hội sinh viên thành phố.
Sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành một trong 500 sinh viên được chọn làm giảng viên đại học. Lương của tôi thời đó
khoảng 12 - 15 đô-la/tháng. Tôi luôn mong muốn có cơ hội tiếp cận với một công việc kinh doanh nào đó sau khi rời giảng đường– kinh donah khách sạn hoặc một ngành nào đó. Năm 1992, môi trường kinh doanh trong nước đã trở nên dễ thở hơn. Tôi nộp đơn xin việc, nhưng chẳng hiểu vì lý do gì mà đơn của tôi không được chấp nhận.
Sau đó, vào năm 1995, tôi đến Seattle trong vai trò phiên dịch cho một đoàn thương gia tìm hiểu cơ hội làm ăn.
Lần đầu tiên, tôi được một người bạn hướng dẫn cách sử dụng Internet. Tôi gõ từ "bia" vào trang Yahoo và nhận ra rằng chẳng có dữ liệu nào về Trung Quốc cả. Khi đó, chúng tôi quyết định lập một trang web và đăng ký với tên gọi China Pages.
Tôi vay 2000 dollar để thành lập công ty. Lúc này, tôi cũng mù tịt về máy tính cá nhân cũng như hộp thư điện tử.
Trước đó, tôi có bao giờ được đụng vào bàn phím máy tính. Và tôi tự nhủ "blind man riding on the back of a blind tiger.»
Chúng tôi ganh đua với China Telecom khoảng chừng một năm. Sau đó, họ đề nghị liên doanh với chúng tôi, trong đó,
họ đóng góp 185 nghìn đô-la. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một khoản tiền lớn như thế. Nhưng thật đáng tiếc, China Telecom chiếm 5 ghế trong hội đồng quản trị, trong khi chúng tôi chỉ có hai. Những gì mà chúng tôi đề xuất đều bị họ gạt đi. Thế là tôi xin rút lui. Sau đó, tôi nhận được đề nghị đến Bắc Kinh để điều hành một nhóm với mục đích thúc đẩy thương mại điện tử.
Năm 1999, tôi kêu gọi được 18 người tham gia bàn cách thành lập công ty kinh doanh thương mại điện tử.
Trong hai giờ đồng hồ liền, tôi nói với họ về tầm nhìn của mình. Mỗi người đặt lên bàn số tiền góp, và tất cả số tiền mà chúng tôi góp được là 60.000 đô-la để bắt đầu thành lập công ty Alibaba.com. Tôi muốn công ty này phải mang tầm quốc tế, và vì thế mà đã chọn tên Alibaba cho dễ nhớ vì ai mà chẳng biết câu chuyện thần thoại Alibaba và câu thần chú: vừng ơi, mở ra.
Có ba nguyên nhân để chúng tôi có thể tồn tại được. Chúng tôi không có tiền, chẳng có công nghệ, và cũng chẳng
có kế hoạch. Mỗi một đồng đô-la mà chúng tôi sử dụng đều được tính toán kỹ lưỡng. Văn phòng được đặt tại nhà riêng của tôi và sau đó được mở rộng thêm vào năm 1999, khi Goldman Sachs và Softbank Corporation đầu tư vào công ty chúng tôi.
Bây giờ, chúng tôi đang hiện diện ở Trung Quốc, vì tôi tin vào một điều rằng tầm nhìn toàn cầu sẽ chiến thắng cách tư duy
địa phương. Chúng tôi đưa ra mô hình kinh doanh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng tôi không sao chép các dự án từ Mỹ như các công ty kinh doanh thương mại điện tử Trung Quốc khác. Chúng tôi tập trung vào chất lượng sản phẩm. Và đó phải là "nhấp chuột và nhận được một thứ gì đó".
Chúng tôi phát triển nhanh chóng, bởi vậy, trong thời gian suy thoái của lĩnh vực dot.com, chúng tôi buộc phải
sa thải nhân viên.Năm 2002, chúng tôi chỉ đủ tiền mặt để tồn tại trong 18 tháng. Tất cả điều này dẫn đến một vấn đề rằng chúng tôi quyết định tung ra sản phẩm cho phép các nhà xuất khẩu nội địa có cơ hội gặp gỡ trực tuyến với các khách hàng Hoa Kỳ (hiện nay không chỉ có khách hàng Hoa Kỳ mà gần như cả thế giới). Mô hình này đã cứu chúng tôi ra khỏi cảnh túng quẫn. Cuối năm 2002, chúng tôi tích lũy được 1 triệu đô-la. Mỗi năm, chỉ số này lại tăng lên. Giờ đây, Alibaba là một dự án sinh lãi và được coi là một trong những trang web thương mại điện tử thành công nhất tại Trung Quốc.
Hiện nay, chúng tôi hợp tác với Yahoo! trong mảng tìm kiếm, đấu thầu trực tuyến và hệ thống thanh toán.
Tôi muốn tạo ra một triệu việc làm và thay đổi diện mạo kinh tế và xã hội cho đất nước. |
No comments:
Post a Comment