My Blog List

Saturday, April 25, 2015

AET Ly'Co^ng Pa^u? K 26 Da`Lat.

Thơ gởi cuối tuần,

Tôi nhận được tin nhắn từ người bạn đồng khoá cho biết rằng có một cô đang đi tìm.
Tôi mặc dầu chẳng mấy tin những loại nhắn này,nhưng kỳ này tin nàyđãliên quan đến AET VõbịLý Công Pẩu. Người nhắn là chị Kiều Loan, bạn gái của anh thời anh còn sống.

Tại sao chị còn nhớ đến tôi, tôi cũng không hiểu. Thực tình số lần chúng tôi gặp nhau chưa đủ đếm trên một bàn tay nhưng tôi cũng còn nhớ đến chị, vì chị và gia đình đối xửvới nhiều người rất tốt đẹp.

Sẵn chị là bạn gái của Lý Công Pẩu, có nhiều kỷ niệm chập chùng hơn 40 năm trởvề trong tâm ức, nên hôm nay tôi xin viết ra những dòng chữ, mà chắc chắn cũng có nhiều người biết về người AET này. Anh Pẩu thực sự là một người tài hoa của một thời!


- Tôi biết anh Lý Công Pẩu vào năm 1967, chúng tôi lúc đó mới học đệ Ngũ trong trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Nếu theo năm sinh của anh vàchương trình đầu quân thì anh Pẩu phải ra Trung Sĩ vào năm 1968, nhưng anh đã thi nhảy luôn Trung học. Đây là năm cuối cùng có thi Trung Học vào cuối năm lớp đệ Tứ, thế là anh nhảy một lớp từ cuối năm đệ Ngũ mà lên học lớp đệ Tam, nên được tiếp tục học, khỏi phải ra trường với cấp bậc Trung Sĩ.

- Cuối năm đệ Tam, anh được phần thưởng học sinh xuất sắc nhất ở Đệ Nhất Cấp do Quốc Hội Việt Nam Cộng Hoà tặng. Quà tặng của anh ấy, gồm những cuốn sách từ Cổ Học Tinh Hoa đến Luyện thi toán Tú Tài 1. Mùa Hè năm 1968, tức là vừa khi hoàn tất lớp đệ Tam, anh Pẫu đi thi nhảy lần thứ 2, và lấy được Tú Tài 1.

- Năm 1969, anh học đệ Nhất, nửa năm theo ban B là môn Toán, sau đó vì mất căn bản về toán nên anh không kham nổi mà phải chuyển sang ban A (vạn vật).
Là một người xuất sắc trong lãnh đạo chỉ huy, anh nắm giữ chức vụ Liên Đoàn Trưởng của Thiếu Sinh Quân, cuối năm anh được phần thưởng toàn trường do Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà tặng. Chưa hết, khi những tháng hè đến cũng là lúc anh tốt nghiệp Tú Tài 2. Mùa Đông tháng 12 năm 1969, anh gia nhập trường Võ Bị Liên quân Đà Lạt, khoá 26.

- Trong thời gian thụ huấn tại trường Thiếu Sinh Quân, ai cũng phải tự đào tạo mình một sở thích và đeo đuổi sở thích ấy. Thông thường thì học Tae Kwon Do, một số ít học Judo, một số khác trong đội đá banh, chỉ có một số rất ít gia nhập ngànhâm nhạc. Anh Pẩu nhanh chóng chọn học khí cụ saxophone trong ban quân nhạc của trường.

http://ts1.mm.bing.net/th?&id=JN.8SogJPKhF2wGzEflL8roIg&w=300&h=300&c=0&pid=1.9&rs=0&p=0&r=0


- Trong thời gian học tại Võ bị Đà Lạt, anh đã nhiều lần trình diễn sở tài này. Được cái này thì hụt hẫng cái khác. Trong chương trình Võ Bị Đà Lạt, chương trình mô phỏng theo Võ bị Westpoint (USA) cho nên trong mọi môn, nặng nhất vẫn là toán. Anh theo hụt hơi, rất là may mắn, anh qua khỏi đoạn đường chông gai, mà anh đã từng thì thầm cho biết là anh gần như tuyệt vọng vì theo không nổi chương trình.

Thực ra một thanh niên học Trung học vào thẳng trường Võ Bị mà theo nổi chương trình giảng dạy thì phải nói là nỗ lực, không dám nghỉ học một ngày văn hoá nào cả. Còn không thì người ta học còn mình bơi theo, mà lạnh cả người. Một số sinh viên không đủ trình độ phải ra khỏi trường Võ bịĐà Lạt, khoá nào cũng có!

Chương trình nặng đến nỗi, không phải thầy giáo nào, giảng sư nào cũng đủ khả năng dạy cả. Thậm chí, năm 1972 có một người vừa tốt nghiệp về Bachelor Electronics Engineering, một cựu Sinh viên Võ bịđàn anh, đi du học Mỹ về, khi giảng tới cầu Diode Bridge Rectify cho lớp tôi thì bị khựng.
http://ts1.mm.bing.net/th?&id=JN.2hEej7aRcs/Ahle7Hm/YGQ&w=300&h=300&c=0&pid=1.9&rs=0&p=0&r=0
Khi cắt nghĩa mạch điện làm sao mà dòng điện xoay chiều AC biến đổi sang dòng điện một chiều DC, dòng âm điện tử chạy thế nào thìông ta thừ người ra. Người này mặt mũi sáng sủa rạng rỡ, vốn là thủ khoa và là một sinh viên kiệt xuất của một khoá đàn anh, đang rất tự tin giảng dạy về Electronics, hôm đó ông ta đã khựng lại cả 20 phút, trầm ngâm nhìn lên mạch điện mình vẽ trên bảng đen, tại sao mạch điện lại không dẫn  cho electron chạy được?

Sau này khi tôi học về ngành nàyở Australia, thì nhanh chóng hiểu ra tại sao ông ta đã không thể diễn giải được tại sao mạch điện lại không nắn được ở nửa chu kỳ dương và nửa chu kỳâm của dòng điện xoay chiều để cho ra dòng điện một chiều.

http://ts1.mm.bing.net/th?&id=JN.Leqz0s%2bbAxQfD5/GSNV%2bWw&w=300&h=300&c=0&pid=1.9&rs=0&p=0&r=0

Chính vì ông ta đã không vẽ Load. Tỉ như chúng ta cắm charger vào ổ điện, để ra 12Volts DC  cho cái iPhone. Đến chừng rút iPhone ra tức là đã rút cái Load ra rồi, thì dòng điện đã bị đứt đoạn làm sao mà diễn giải được mạch điện electron chạy thế nào được. Thực vậy cục charger nếu để yên luôn trong ổ điện, trên lý thuyết sẽ không có tốn năng lượng.

Các kỳ thi tuyển nhân viên kỹ thuật vào BME (BioMedical Engineer) cho bịnh viện, luôn có câu hỏi này. Câu này chiếm đến 20 điểm, còn 20 điểm câu hỏi thực tập lấy sóng ra từ Osciloscope để thấy sóng ra ở load hình dạng như thế nào? 80% thí sinh rơi đàitrong vòng hai câu hỏi đầu. Còn sau đó là những câu hỏi về, tụđiện, X-Nor gate, And gate và amplifier thì tương đối bình thường cho tất cảứng viên.

Trở lại câu chuyện, khi chị Kiều Loan đã gặp AET Lý Công Pẩu cả hai đều thích âm nhạc. Mối tình họ rất trong sáng, có lẽphải nói là tình bạn thìđúng hơn là tình yêu.

Khi liên lạc được với chị, thì kýức của tôi tràn đến. Qua anh Pẩu, chúng tôi có gặp nhau ở Sàigòn, thời gian mà tuổi trẻ tràn đầy sức sống nhưng sau ngày Quốc hận, chúng tôi vẫn chưa quen cách thức kiếm sống ngoài đời nên quá vất vả để kiếm miếng ăn hằng ngày. Cả đời, tới giờăn thì xuống phạn xá được ăn, nay không biết phải xoay sở ra sao. Gặp người quen cũng chỉ biết chào rồi lỉnh. Cái đói làm mụ người đi, bớt nói bớt cười.
Gặp bạn bè, vì khí phách nên không dám xin bữa cơm.

Tôi nhớ đến chị Kiều Loan, thì tôi lại nhớ đến một người đàn em mà tôigặp ở xa cảng miền Tây mà lòng tôi hãy còn xúc động khi nhớ đến nó. Thằng bé gặp tôi giữa đám đông người thì mừng ra mặt.
Khi cả hai cùng đói rã như nhau, thì nóđã diễn trò. Thoạt đầu chỉ để hai người đồng cảnh ngộ cười với nhau thôi, nhưng dân hiếu kỳđi tới chung quanh thì nóđã làm ra tiền.

Nó lấy giấybao nhang đỏ, dân xe đò thắp hương, thấm nước mà bôi lên má, cho có má hồng,  rồicũng lấy giấy bao nhang xé hình trái tim mà dán lên môi, cho có môi đỏ.

Thằng bé còn cởi một cái áo cánh ra giả làm gái. Nó hát theo giọng Hồ Quảng "Như Lương Sơn Bá, như Chúc Anh Đài, từ ngàn xưa đến nay còn ghi.." Nó diễn tuồng từ đầu đến cuối, mang hết lòng, hay đến độ, tiếng vỗ tay vọng vang lên cảmột góc bến xe.
Tới tuồng Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê cũng hay không kém.

Tôi nghe nó hát, nó múa, rồi phi ngựa ra trận mà tức cười đến nỗi phì cười, rồi khi tới đoạn có nước mắt, nó khóc theo nhân vật đang đóng, tôi cũng thầm rơi nước mắt. Một mình màđóng luôn cả hai vai, cả Nam cả Nữ. Tuyệt diệu!

Thằng bé còn rủ tôi, anh Ngọc biểu diễn võđi còn em hát tuồng, đủ sống qua ngày đó anh! Ngày đó, tôi lắc đầu. Sau nhiều năm sau này tôi đi tìm nó, thì được biết tin qua một đôi người khác nói ngậm ngùi, là nó chết rồi. Nó tự vẫn chết! Tôi tiếc đứa em đến lặng người.

Ôi, chí vẫn còn mong tiến bước nhưng sức không kham nổi đoạn đường[1]

Cái thời kỳ "bao cấp" khốn khiếp của Cộng Sản. Cả một tập đoàn lãnh tụ khắc nghiệt ngu dốt. Xưa nay chỉquen chém giết không tha, giật mìn, phá cầu, mịdân, bấy giờđày đoạ cả dân tộc đến đất đen. Ngăn đường, cấm chợ trì trệ sức sống của cả một dân tộc. Một dân tộc nổi tiếng vốn hiếu học, hiếu làm. Tan hoangphá hoại đất nước trên 60 năm. Cha xa con, vợ xa chồng, gia đình ly tán đổ vỡ đến tận cùng mà vẫn huyênh hoang với khẩu ngữ.

Tôi liên lạc với chị, chị có gởi cho tôi nghe một số bài hát chị trình diễn. Không ngờ, bao nhiêu năm chị vẫn còn giữ được giọng hát truyền cảm tuyệt vời.Những bài chị chọn thật khéo.Sẵn đây, tôi cũng xin phép chị chuyển theo đây cho mọi người cùng nghe.

Nghe chị hát, tôi liên tưởng lại một câu chuyện kể về một con sáo, huýt theo dòng nhạc. Mỗi sáng, con sáo hằng xómđã bắt chướcâm thanh đàn piano của cô bé học đánh đàn, con sáo say mê hót như hoà theo tiếng đàn. Cho tới một hôm nhàcô béđánh đàn không còn ởcăn apartment bên cạnh nữa, con sáo mỗi sáng vẫn ngóng tiếng đàn của cô bévàđôi khi, đột nhiênsáo hót một mình.

Có người nhà giàu, biết chuyện mua lại con sáo, rồi thu lại tiếng hót của chính nó trong cái máy cassette. Mỗi lần muốn sáo hót, ông lại bật máy lên. Con sáo mừng khi nghe tiếng hót từ máy vàtưởng là cô béđã trở lại, sáo hót hoàtheo một cách say mê.

Hôm đó, khi vui chơi cùng bạn bè, ông mang sáo ra khoe, vàđể sáo hót đua với máy cassette. Máy để vị trí auto reverse để máy hát đi hát lại. Khi trở về nhà, con sáo đã hót đến thổ huyết ra mà chết.

Chị Kiều Loan cho tôi biết là chị sẽ tổ chức buổi trình diễn có tên là:

Kiều Loan, Bài Ca Hạnh Ngộ tại 14771-14772 Moran St. , Westminster CA92683 vào đêm Thứ Bảy, ngày 02 tháng 5, 2015 tại Hội Trường Báo Người Việt, 14771-14772 Moran St., Westminster CA92683.

Còn chỉ một tuần lễ nữa, mà vé bán chỉ cóđược một nửa.
Chưa gì tôi đã thấy chị như một con sáo trong câu chuyện trên, con sáo này cất tiếng hát, đang tranh đua với bộ máy gọi là cỗ thời gian.

Vì lòng yêu thương anh AET Võ bị Lý Công Pẩu,tôi viết ra đây. Nếu bạn muốn dự buổi buổi trình diễn của chị thì hãy mau chóng gọi điện thoại mua vé giúp chị:

714-725-6994 ; 714-234-8214

Nếu bạn rủ một vài người thânđi chung, chắc chắn chị Kiều Loan sẽ vui lắm và gia đình bạn cũng sẽ một ngày vui.

Phần tôi, như người phi công đề lô, L19, bay phía trên yểm trợ một đoàn công voa, đãđưa tới chốn. Tôi hiện đang bay xuống thật sát dọc theo đoàn xe, lắc đôi cánh máy bay để chào mọi người và chúc thượng lộ bình an. Tôi muốn chúc chị và bằng hữu của chị may mắn trong đời sống từ nay, thưa chị!

Regards,
TrantuanngocK28












[1] trích bài "Chiêu Hồn Tử Sĩ" trong buổi tối Lâm viên, ngày mãn khoá tại VũĐình Trường của trường Võ BịĐà Lạt.

No comments:

Post a Comment