My Blog List

Sunday, April 15, 2012

                        Tô Trưởng Lão Nhảy Dù Bụng xuống Huế


                          (Tại nhà Trần Minh Sơn)

Lão Tô chiếm Lâm Viên bằng đôi chân nhưng tấn công đèo Hải Vân bằng ...xe đò, sau khi tìm cách ngắm nghía thử xem thung lũng An Lão đã cầm chân mình gần cả năm đang nằm ở hướng nào trên đường thiên lý ?

                  Hải Vân vòi vọi đèo mây
                  Khôn lớn chữ thầy áo mẹ cơm cha
 
   Câu ca dao nói lên công khó của các bậc sinh thành muốn con em mình" đi tìm cái chữ " ở miền đất nghèo mà dữ ngăn cách hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam - đèo Hải Vân hùng vĩ.
  Sáng tinh mơ 22.3 Cạp già mang dù lưng ,tháp tháp tùng Lão Tô từ Tam Kỳ ra Huế vì sau khi chiếm đỉnh Langbiang Lão Tô quyết tái  chiếm ..Nội Thành cổ - Cố đô , chinh phục Hải Vân bằng ...xe đò. Ngọn đèo mà vào thế kỷ 15 Vua Lê Thánh Tôn khi nghự giá đến đã phong là "Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng quan ". 
  Từ đây nhìn về phương bắc đồi núi chập chùng, biển Lăng Cô tuyệt đẹp....rồi Huế và ...xa hơn , Quảng trị và xa hơn nữa...
  Nhìn về phương nam có thể thấy toàn cảnh Đà nẵng bên bờ sông Hàn, xa là đỉnh Sơn Trà quanh năm mây phủ, cảng Tiên sa,Cù Lao Chàm....xa hơn, xa hơn nữa .. xa tít mù dẫn về Phương nam - miền đất hứa mà những người tiên phong đã dần dần vẽ nên bức tranh lịch sữ Nam tiến đến ....đất Mũi !!

                             
 
hải vân

   Xe khách từ Đà nẵng đi Huế cứ 30 phút một chuyến nên không mấy khó để bắt xe cho kịp thời gian, sau khi đã hẹn Hùynh Như Pháp tại bến xe An Cựu.
 

vào hầm
                        * Vào hầm chui từ phía Nam.

Biển cặp sát mép núi,trên cao những đỉnh mây phủ như cõi Liêu trai ,đường núi gấp khúc uốn lượn, nơi mà xưa kia khi phương tiện còn thô sơ là một trở lực giao thương sau khi " nước non ngàn dặm ra đi " của Huyền Trân Công Chúa.

                     Đi bộ thì khiếp Hải Vân
                     Đi thủy thì sợ sóng thần hang dơi

sương mù ở  đèo Hải vân
      ( Nạc và mấy con Ó biển cùng 3 và 1 phá 26 bị "nhốt" bên kia 
       những ngọn núi này để cho người ta "làm giá", đến khi về được
       Đà nẵng thì mọi chiện có vẻ như đã xong)


khúc cua nguy hiểm
                    Vòng cua ngặt nghèo,vòng đời nghiệt ngã

  Qua Hải Vân tầm 10h 30 ,nhưng không có cơ hội thưởng thức cảnh đẹp mà phải chui qua hầm, ở đoạn đèo cao và nguy hiễm nhất. Hầm này khi hoàn thành đã rút ngắn khoảng cách Huế và Đà nẵng - hay  Châu Ô và Châu Rí thủa mang gươm đi mở nước !!!
trong hầm
                                 Trong hầm chui

   Trên đỉnh nơi hầm chui qua còn lưu dấu xưa là cái đồn cũ, và một cổng chào theo lối cỗ xây từ thời Minh Mạng, với hai mặt : Mặt khắc chữ " Hải Vân Quan " ( do Minh Mạng đặt ) nhìn về Huế, mặt tạc chữ " Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan " trông về Nam. Lưng chừng đèo một nhóm du khách ngoại quốc đang chụp hình và chỉ trỏ. Núi và mây là láng giếng, biển là cô hàng xóm, hiền hòa và dể thương mà thương thì không dể chút nào vì nhìn xuống màu xanh quyến rũ xa bên dưới, nhưng đường vòng khúc khuỷu, quanh co uốn lược theo thế núi cheo leo trông ngút mắt và đầy dọa dẫm.


250px-Thien_ha_de_nhat1

                         (Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan )

di tích đồn cũ
                                        (Di tích đồn cũ)

   Vượt qua Lăng Cô, Lập Am... 2 tên đến bến xe, có HN Pháp và Bình 29 chờ sẳn, thay vì thăm và tìm tòi về Huế , Lão Tô và Cạp già đến thăm Trần Minh Sơn tại nhà, có quán cafe sát mé sông, Sơn lúc này khá xuống cấp, nặng tai ... nói lớn và sát mới nghe được, thời liệt oanh theo mây chiều trôi tuột, chỉ còn chăng bóng xế, có lẽ cuộc sống khá đơn điệu và u uẩn ,  cô quạnh, ngoài tình thân và những hoài ức về những ngày đã qua. Tại đất thần kinh ta còn có Đặng Ngọc Lạp nhưng hắn ta về biệt đoàn người nhái lâu rồi và cũng không thấy dấu hiệu gì muốn nổi lên!!!.

                              Tùng 29,Nam 28,... 30 ,Lai 29, Bình 29.

                                       Tình thân ở Huế

     Sau bửa trưa được mấy đàn em "làm xe ôm " đi ngoạn cảnh,định ghé vài nơi, đầu tiên là tới Lầu Tứ Phương ngũ sự - í xin lũi mệ Đỉnh - Tứ Phương Vô Sự, tại đây  có cafe Sài gòn, cafe Huế, cafe ...Dalat(?), trà Cung đình,trà tiến Vua..., ngồi thưởng thức và nghe âm hưởng Hoàng Gia phảng phất đó đây , cái hào nhoáng của Cung đình vẫn quanh quẩn quanh mọi thực khách như cố gợi lại thuở huy hoàng trên đỉnh cao quyền thế.  Quanh quẩn đâu đây là Mậu thân tang tóc và bi thương chưa phai mờ, là mùa hè đỏ lửa,là những ngày cấp tập 75..... Lòng trĩu nặng tình thâm,  mà nghỉ đến chuyện sắp đến nên chỉ đi đi rông ít phút rồi lo ra xe để về Đà nẵng cho kịp tối, chủ yếu muốn ghé thăm anh em chứ chưa tính đi ....thư giản như mấy  Đại gia được....                                                                                                                          

lầu tứ phương vô sự
                               (lầu Tứ phương vô sự )
  
 Bỏ qua cái "mặt kia " của Trịnh công Sơn thì ở đây người ta vẫn nghe nhạc và nhiều quán vẫn phát nhạc Trịnh - kể cả những người cực đoan nhất không mấy hài lòng với chế độ nếu không nói là quay lưng, cũng vẫn chuộng những bài họ thích - như một phần của Huế ....

           
dấu xưa

Cầu t.t

    Phải  tốc hành quay lại Đà nẵng vì ngày mai định vào quy Nhơn, để mốt Tô trưởng lão lại trở về phố núi. Ở đâu mình vẫn còn nhiều anh em mà mỗi khi có dịp đều dành thời gian ngồi bên nhau nói mãi không rời - Biết sao được, đã cùng nhau bay ra từ một tổ, cho đến bây giờ 
dù ở nơi nào,trong hoàn cảnh nào, lớn hay nhỏ khi gặp nhau bất chợt chưa quen mà như duyên nợ với nhau từ kiếp nào.
   Điều còn hối tiếc là không đến thăm được mộ Trần Tang Thành 29 vì gia đình đã vào Sài gòn, anh em ở đây thì không biết chính xác  mộ phần đã được cải táng về đâu, vì lý do tế nhị mà người trong cuộc ai cũng hiểu và cảm thông được.

thành nội
                          ( Thành Nội chụp sau xe honda )


  Huế quá thơ mộng và hấp dẫn, nhưng hẹn ngày nào đó trở lại thư thả hơn, đầm ấm hơn và nhất là mong rằng anh em vẫn còn cơ hội để hâm nóng tình người. 
  Ngày xưa Tàn không có dịp đi thi ở Huế mà thi ở Đà nẵng,nên cũng không phải vấn vương như những thế hệ xa xưa sự lãng mạng với những nét chấm phá ,điểm tô cho sự phong phú và hồn nhiên của tuổi trẻ, với không gian diễm tuyệt tại đất thần kinh.
                     Học trò trong Quảng ra thi
                     Thấy cô gái Huế chân đi không đành.
      Lão Tô và tui thì không bỏ vì khi đó chưa thấy cô nào !!!  cho nên thảnh thơi quay về bến sông Hàn, Đà nẵng - nhưng lòng trĩu nặng tình thâm .
   


Hầm phía Bắc
                                    Hầm chui phía Bắc

dn,Sơn Trà
                               Một phần Đà nẵng và Sơn trà


                              (Đêm ở Đà nẵng)

   Ở Đà nẵng nhưng khá mệt nên lo nghỉ sớm sau khi gặp PN Liên và NH Đột, còn Trẩn Thoại lúc này ở hơi xa ( gần Hòa Cầm ) và lúc này sức khỏe kém do ảnh hưởng tai nạn khi trước nên không đến được.
   Đà nẵng đang phát triển, đường phố tương đối sạch , bến sông Hàn vẫn tấp nập, cuộc sống có thể trở nên gấp gáp hơn để chạy theo tốc độ đô thị hóa,nhưng ẩn chứa bao bất cập khó lường của sự chênh lệch giàu nghèo cũng tốc độ phi mã.
          
                             Chiều chiều mây phủ Sơn trà
                             Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm
                
                  (  **Đỉnh Sơn trà của bán đảo Sơn trà gần như quanh năm mây phủ,
                      *** Bạn đây có thể là trai hay gái, thường là chỉ người yêu hoặc giả đã
                            thành vợ chồng,
                      **** Và : từ đặc sệt miền Trung : dùng đôi đũa lùa (và) cơm vào miệng, k
                              khổ nổi cơm lại lộn với nước mắt !!!).
    Sớm mai Tàn lại ôm dù theo Lão Tô vào Quy Nhơn, mục đích ghé vào mấy bạn còn ở trỏng và nhân tiện Tàn lại có dịp nhìn lại những nơi mà trước đây chiến hữu đã nằm xuống - vĩnh viễn cho cuộc chiến để lại nổi ngậm ngùi cho thân phận những người còn gượng cười vui trên quá khứ buồn đau nhưng hào hùng.
                                                    Cuối tháng 3/2012.
Phong' su+: Vo~ Toan` 26

            

No comments:

Post a Comment