Đoạn cuối một dòng sử
Ngày 16 tháng 4 năm 1975 "tiền đồn Thành Sơn " của phòng tuyến Phan Rang bị tràn ngập,BCHHQ được bảo vệ di chuyển về gần thị xã Phan Rang tìm cách vượt sông Dinh để rút lui về phía Nam.
Cái "phi trường tiền đồn"này mong manh như một quả trứng nên không thể nào trụ lâu dài được trong khi bị uy hiếp cả 3 mặt, người ta không bao giờ nắm được thực trạng của các đơn vị chiến đấu và lực lượng nằm phía sau các đơn vị chủ lực này.
Sự rút bỏ Cao nguyên rồi vùng 1 làm ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần binh tướng và không còn là chính mình dù ngoài mặt vẫn tỏ ra ..bình thản.Các đơn vị địa phương bị ám ảnh nặng nề bởi viễn cảnh bị bỏ rơi như ở Cao nguyên cho nên thường tìm đường ..di tản khi... đánh hơi thấy tình hình căng thẳng lúc các đơn vị chủ lực chạm địch quân : LĐ Dù và TĐ 35 BĐQ án ngữ ở Khánh Dương, Tđ 34 án ngữ Đèo Cả... trong khi sau lưng bỏ ngỏ khi nghe hơi hướng quân địch, cho nên họ dể dàng bị chia cắt hay đánh bọc từ sau lưng sau khi bị quấy phá liên tục bởi du kích. Quân địch tập trung nên dể dàng chỉa các mũi dùi sát nách ta trong khi thế chủ động của ta đã mất.
Rồi Phan Rang thành phòng tuyến mà cái "túi Thành Sơn chớp mắt trở thành tiền đồn" và cũng nhanh chóng bị tràn ngập,trong khi những ngày trước đó những chiến xa Cộng quân đã bị bắn hạ dể dàng khi vừa xuất hiện xung kích trên QL 1 gần núi Cà Đú..
Một "tổ hợp Bộ Chỉ Huy "( BCH Hành Quân của Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi,BCH SĐ6/KQ,BCH/LĐ Dù,BCH TĐ11Dù..)-(BCH SĐ 2 của Tướng Nhật đã kịp ...di tản trước!!),- không còn được an toàn đã phải nặng nề di chuyển mà không còn chủ lục bảo vệ( nổ lực chính chỉ còn hai Đại đội của TĐ 11 Dù). Cái kết cục gần như giống nhau ở nhiều chỗ : tụ lại rồi tan rã , mà mọi người hình như coi Sài Gòn là cái tâm ..rất an toàn cho nên cứ cuộn về cái tâm này ?!!!
Ngày 16 tháng tư,1975 sau khi đã nắm chắc tình hình quân ta , địch quân đã chỉa mũi tấn công chính vào các BCH ở phi trường Thành Sơn, tại đây còn là một tập hợp của rất nhiều quân binh chủng đang mệt mỏi trước áp lực của địch đã rút về trong cái nắng tháng tư oi nồng,các cánh quân bên ngoài đã tìm cách di chuyển về phía biển để xuôi nam hướng về Phan Thiết.Sự kháng cự không còn hiệu quả như trước ,các điểm phòng thủ bên ngoài hữu danh vô thực-chỉ có trên bản đồ Hành Quân,việc "phi trường tiền đồn" bị tràn ngập là điều dể hiểu Quan quân cùng ngã xuống -lấy cái chết đền nợ nước.
Tại Thành Sơn tử sĩ của chúng ta bao gồm các Quân Binh Chủng : Không Quân,Nhảy Dù,Biệt Động Quân,Đư Đoàn 2,Sư Đoàn 23 lưu lạc về,Địa Phương Quân,Nghĩa Quân, ....nói chung ,bao gồm cả mọi màu cờ sắc áo của QLVNCH - mà ngày hôm nay chỗ yên nghĩ của họ là một mảnh đất khoảng 20m2, dưới chân núi Ngỗng,Phan Rang,một bãi đất khô cằn,hoang dã ,cả nóng cháy và lạnh lẽo thê lương.
Những chiến sĩ vô danh này đã được vùi lấp vội vàng trong các giao thông hào trong phi trường Thành Sơn vào tháng 4/75, sau đó người ta đã "cải táng" tập thể lên khu vực chân núi ngỗng mà nhờ người dân ở đó chúng ta mới biết được nơi người ta "chôn lại" , một Mạnh Thường Quân đã nhờ làm dấu (bằng những viên đá và vun đất nhỏ" và lập một miếu thờ.Hằng năm có đặt lễ và thắp nhang tưởng niệm tại đây.
***Có một khoảng lặng trong lòng người khi đứng trước những nấm đất ẩn chứa anh linh hàng bao tử sĩ không có da ngựa bọc thây !!
16.4.2015
Võ Toàn.
No comments:
Post a Comment