My Blog List

Wednesday, October 31, 2012

My du ky



Hồi thứ tám ( tiếp theo - bài 2 )
Sáng ra sau khi ăn sáng xong, chị Nghĩa đưa cho tui cái laptop để xem mail. Xem mail xong , trời vẫn còn sớm, tui và Nghĩa ngồi xem TV. đến gần 9 giờ thì Thành báo đã về rối. Tui và Nghĩa ra xe đi lại rước Tô Thành và đi luôn. Nghĩa nhắc đem theo áo gió vì trên San Francisco lạnh . Nghĩa cho xe đi một chút thì đến nhà Tô Thành. Thành đã đứng đợi sẳn bên ngòai.   Thành lên xe , Nghĩa lái xe đi. Ngồi trên xe vừa nói chuyện với Thành và Nghĩa, tui vừa quan sát chung quanh. Trên này không khí có vẻ mát hơn Nam Cali, cây cối nhiều , xe cộ và người cũng ít hơn ở Nam Cali. Khi đi vào địa phận của San Francisco, thế đất dần cao hơn, đường uốn lượn lên xuống theo thế đất. Xe chạy một lúc thì đường bằng hơn và chạy dọc theo bờ cảng. Con đường chạy dọc theo bờ cảng gồm rất nhiều bến cảng cho tàu bè vào cập bến, nhưng đa phần là bến cảng hàng hóa với những dãy nhà kho và có những con tàu đang cập theo cầu cảng để bóc hàng  xuống hoặc lên tàu. Hàng mấy chục cái bến gọi là pear. Pear 14, 15 chạy một hồi tới pear 23,24... Nghĩa bảo:
- Các pear này là bến hàng hóa , bến du lịch ở pear 39. 
 Một lúc sau xe cũng tới khu pear 39. Nghĩa tìm chỗ gửi xe. Gửi xe xong ba đứa đi bộ qua bến cảng.  Đúng là bến cảng du lịch,  du khách đi lại đông đúc. Bến rộng, cặp theo cầu cảng có những chiếc tàu du lịch. Nghĩa bảo những chiếc tàu đó chở khách du lịch đi vòng trong vịnh San Francisco này để thăm  và ngắm quang cảnh của vịnh, đương nhiên là có bán vé. Ba đứa chúng tôi đi dọc theo bờ ngắm nhìn  quang cảnh của pear này. Vịnh San Francisco này khá rông. Trên bờ, được trang trí bằng những bồn trồng hoa, cây cảnh khá đẹp. Đặc biệt là rất nhiều thùng đựng rác, thành thử chỉ cần bước đôi ba bước là có thể bỏ rác vào thùng. Do vậy mà bến cảng dù người đông ken , nhưng tuyệt nhiên không có một mẫu rác, thật sạch sẻ. Thấy vậy tui nói:
- Ở đây bến tàu người đông như vậy mà rất sạch, nếu ở VN thôi thì rác như bươm bướm.
Trên con đường phía  trong có bến xe bus hai tầng với tầng trên là mui trần dể du khách đi thăm thành phố này, xem bảng giá mỗi tour là $25 / người. Lọai xe bus này ở thành phố du lịch nào cũng thấy có: Washington DC, Hollywood, New York ... Nghĩa và Thành chụp vài tấm hình khu này làm kỹ niệm. Xong ba đứa đi  vào con đường hai bên là khu phố. Đi xuống thấp phía dưới là nơi có những chú seal đang nằm phơi nắng trên những tấm gỗ to nổi trên mặt nước. Một hai chú lặn đùng xuống nước bơi lại chỗ tấm gỗ khác. Chụp vài tấm hình với những chú seal này xong thì ba đứa đi tìm tiệm ăn để ăn trưa. Trở lên con đường phía trên và ba đứa đi dọc dài theo con đường để tìm. Có vài tiệm, nhưng Nghĩa dẫn  chúng tôi vào bên trong một tiệm ngồi vào cái bàn  có thể nhìn ra đường hoặc nhìn ra vịnh . Phía dưới, cập theo mé bờ có một con đường thấp với nhiều người đi bộ, đi xe đạp hoặc xe hơi. Giờ này tiệm ăn nào cũng khá đông khách vì đã đến giờ trưa. Ba chúng tôi ăn xong bèn trở ra đường đi trở lại nơi parking gửi xe. Parking ở đây khi trả tiền phải lái xe đến cổng ra ngừng lại đi đến quày trả tiền xong lấy thẻ mới chạy lại cổng , quẹt thẻ từ, cổng mở thì mới ra. Xem ra rất mất thì giờ.
Nghĩa cho xe đi đến  cây câu dây văng nổi tiếng thế giới, và mới gần một năm trước vừa tổ chức kỹ niệm cấu được 75 năm tuổi. Đó là cây cầu Cổng vàng ( Gold Gate Bridge )  bắt qua vịnh San Francisco giửa hai ngọi núi ở hai đầu. Đến parking thì xe đã đầy, đành đậu xếp hàng chờ từ từ có xe ra mới chạy vào được. Nhích lần, nhích lần, bổng có một xe ở trước chuẩn bị chạy ra. Nghỉa bèn cho xe vào thế chỗ. Xong ba đứa phải đi bộ theo đường dốc để lên dần trên đầu cầu. Quả thật cách nay 75 năm, với phương tiện kỹ thuật thời ấy mà thiết kế và xây dựng được cây cầu như thế này thì thật là kỳ công và vĩ đại. Ở đầu cầu bên này, người ta dựng tượng  viên kỷ sư làm nên cây cầu nầy.
img0337ru.jpg
Tượng viên kỷ sư thiết kế xây dựng cầu
 Chúng tôi tìm nơi để một đọan cáp làm dây văng.  Phải nói bề tròn sợi cáp khá to, có đường kính khỏang một mét, gồm nhiều sợi cáp nhỏ được bó kết dính lại, mỗi sợi cáp nhỏ này cũng to cở ngón tay. Để làm thành sợi cáp này phải bó kết dính hàng trăm sợi cáp nhỏ lại với nhau. Nếu tui nhớ không lấm là mổi sợi cáp dài bốn ngàn mấy trăm feet và nặng trên hai trăm tấn. Xem mô hình của cầu, thì cầu được treo từng đọan ( có các thông số kỹ thuật mà tui không nhớ ) liên kết nhau lại bằng xích và móc. Rất nhiều thông số  kỹ thuật cho ta biết sự vĩ đại của cây cầu dây văng đầu tiên này mà với kỹ thuật của cái thời cách nay 75 năm thì thật là khó tưởng tượng.  Một tấm bảng với những tấm hình lúc xây dựng cầu qua từng giai đọan cho ta hình dung công việc xây dựng cây cầu ngày ấy, với quang cảnh đồi núi còn hoang vắng.  Đi vòng theo  con đường vòng lên trên đỉnh, nơi gần chân cầu có cây cột cờ và hàng rào có thể đứng ngắm cây cầu treo qua vịnh với đầu bên kia mờ sương , mặc dù bây giờ đã hơn 12 giờ trưa rồi. Gió từ biển thổi lên nghe lạnh, thảo nào Nghĩa dặn phải đem theo áo gió.
img0340wh.jpg
Bên này đầu cầu
img0343hp.jpg
Cột cờ bên này đầu cầu
  Chụp thêm  vài tấm hình nữa, ba đứa trở xuống parking lấy xe. Xe rất đông đậu kín chỗ. Lúc vào trần ai, bây giờ ra cũng chẳng dể dàng gì. Sau khi cho xe ra được Nghĩa cho xe chạy vòng lại con đường lên cầu, qua cầu để sang đầu cầu ở núi bên kia, mà hiện giờ mây mù che khuất.
Xe chạy qua cầu. Cầu khá rộng, xe qua lại hai chiều. dọc hai bên lan can cầu có đường đi bộ cao hơn mặt đường nhựa xe chạy  khỏang ba tấc, rộng cả thước hơn. Cầu được thiết kế tòan bằng sắt. Ở trên cầu mình mới thấy hết cái bề thế của nó. Qua khỏi cầu là sang ngọn núi bên kia. Xe chạy vòng vào parking đậu. Một khỏang đất bằng rộng trên một ngọn đồi nằm kế chân cầu ,giống như đầu cầu khi nảy. Đứng ở đây nhìn xa ra vịnh và ra biển. Một hai chiếc tàu biển chở đầy hàng bằng container chạy từ vịnh để ra ngòai biển. từ xa cũng có con tàu đang chạy vào vịnh. Tất cả đầu phải qua cây cầu này. Từ đây nhìn vào chân cầu, trong ấy có những căn phòng cho nhân viên trông coi tu bổ cầu trú ngụ, nhưng chúng tôi tìm mãi mà chẳng thấy chỗ đi lên những căn phòng đó. Tô Thành là người phát hiện ra những căn phòng ở trong chân cầu:
- Không thấy cầu thang hay thang máy,  có người ta ở trong đó, nhưng không biết họ lên xuống bằng cách nào
- Chắc là phải có phương tiện để họ lên xuống chứ. Có thể có thang , nhưng khi cần họ mới thả xuống, như vậy sẻ không ai không phận sự mà mò lên được. Nghỉa nói.
Phía dưới nữa là con đường nhựa chạy qua dưới chân cầu cũng giống như đầu cầu  khi sáng. Phía trên cao và sau đầu cầu là ngọn núi phủ đầy sương trắng, có con đường xe chạy qua trông lắc lẻo như một đường đèo. Ở chổ đứng này có mấy cái ống nhòm nhìn xa,giống như ở hòn đảo chân tượng Nữ thần Tự Do ở New York. Tô Thành và Nghĩa chụp thêm ít tấm hình nữa , chúng tôi rời nơi ấy đi lại parking lên xe đi về. Nghĩa bảo:
- Mình về đường bên này luôn khỏi đi qua cầu trở lại  .
Nghĩa cho xe chạy vòng theo chân núi đến ngã ba: một  con đường chạy thẳng chui qua hầm xuyên núi , một con đường quẹo phải đi qua dưới chân một cái cầu. Nghĩa quẹo vào con đường này.
- Đi thẳng qua hầm là đi luôn, quẹo con đường này mới trở về nhà được.
Ba chúng tôi đi một hơi về ghé qua nhà của Tô Thành thăm bà xã Tô Thành.  Chị Thành  trông gầy hẳn, ra chào tui với Nghĩa. Tụi tui vội nói:
- Chào chị ! Chị cứ đi nghỉ cho khỏe để tụi tui ngồi nói chuyện với anh Thành được rồi.
 Chị vào nghỉ . Các con  và cháu của Thành ra chào. Con cháu Thành xem ra rất ngoan hiền. Ba anh em ngồi hàn huyên tâm sự hơn một giờ. Trời cũng đã gần tắt nắng, hai đứa kiếu ra về. Chào Thành , gửi lời chào bà xã Thành tui và Nghĩa ra về.
( còn tiếp )


No comments:

Post a Comment