Hồi thứ tám ( Bài 3 )
Về nhà sau khi tắm rửa cơm nước xong tui và Nghĩa xem TV. Chị Nghĩa báo là ngày mai có Tăng Xuân Tài và Phạm Thực đến chở đi chơi, chiều thì đến nhà Hùng Phạm. Nghĩa nói:
- Như vậy là ngày may ông sẻ được Tài và Thực dẫn đi chơi. Chiều tối thì tui chở ông lại nhà Phạm Văn Hùng.
Hai anh em ngồi xem TV một hồi, Nghĩa nằm trên sa lon ngũ quên. Tui ngồi xem một lát cũng cảm thấy buồn ngũ, xem đồng hồ thì đã 10 giờ khuya rồi. Tui kêu Nghĩa dậy và hai đứa đi ngũ.
Sáng dậy, chị Nghĩa làm cà phê và ăn sáng. Hôm nay Nghĩa đi làm. Chị Nghĩa tâm sự:
- Hôm nay có hai anh Tài và Thực đến đón anh đi chơi, tui và anh Nghĩa cũng mừng vì anh đến San Jose này mà không có bạn bè chở đi chơi thì cũng buồn. Anh Nghĩa thì hôm nay mắc đi làm. Tui nghe anh đến nên lấy vacation một tuần ở nhà.
- Cám ơn hai anh chị đã tiếp đón. Chuyến đi này tui đã làm phiền nhiều bạn bè của mình.
- Chẳng có sao cả, chỉ sợ là anh đến mà không có bạn bè để vui vẻ hay hướng dẫn anh đi đây đó cho biết thôi !
Nói chuyện một chút, tui mở laptop check mail xem bạn bè có post gì mới không. Một lát thì Tài và Thực đến. Vào nhà chào hỏi xong là tui theo hai ông bạn của tui ra xe. Tài lái xe chạy một lúc thì nói:
- Tui chở ông đến nhà thăm Bùi Tuận.
Tui đồng ý liền. Hồi sáng tui đã dự định khi Tài và Thực đến bảo chở đến thăm Tuận, nhưng rồi lu bu quên mất Vì thế khi nghe Tài nói thì tui bằng lòng ngay. Đến nhà Bùi Tuận. Tuận từ trong phòng chỏi gậy bước ra một cách khó nhọc. Thấy vậy tui lại dìu Tuận. Nhìn thấy tụi tui Tuận đã khóc, có lẻ gặp lại bạn bè Tuận tủi thân. Dìu nhau ra ngồi vào salon ở phòng khách. Hỏi thăm Tuận, Tuận nói với chất giọng lơ lớ khó nghe. Nhìn bạn mình nước mắt tui cũng chực trào ra, nhưng tui kềm nén kịp. Nhớ thuở nào tui, Tuận, Tài, Tô Thành ở tù chung Trại Xuyên Mộc, ngũ cùng sạp kế sát bên nhau, ăn cơm cùng mâm. Hai ông thần Tài và Tuận là vua khai bịnh. Có lần tui hỏi Tuận:
- Mày khai bịnh ra sắp hàng tao thấy tên quản giáo đi sờ trán từng thằng làm sao mày qua mặt được nó ?
- Mày phải tập trung tư tưởng vào ngay tam tinh một hồi tự nhiên trán mình sẻ nóng lên, hơn nữa cộng thêm ánh mặt trời chiếu vào, cho nên khi nó sờ vào trán mình nó nghe nóng giống như mình bị sốt.
Có một lần tui học bùa của Tuận, quả thật qua khỏi cách kiểm tra của tên quản giáo và khai bịnh ở nhà . Hai thằng ở nhà cười toe tóet. Trong mâm cơm chung còn có niên trưởng Lê Tùng K25. Nguyễn Quang Tỏan K24 ( ? ). Vỏ Công Tiên thì ngũ kế bên , nhưng không chịu ăn chung một mâm. Một kỹ niệm mà tui còn nhớ tới bây giờ. Có lần không biết đang ăn cơm Bùi Tuận và Tô Thành cải nhau chuyện gì. Bùi Tuận thì có cách nói móc lò khó chịu, Tô Thành thì tánh nóng. Nói qua lại một hồi Tô Thành nổi xung thiên co giò đá văng nồi cơm, chén đủa văng tùm lum... Mọi người can ra, chỉ mình tui lò dò đi lượm lại chén đủa và đem gò sửa lại nồi cơm bị móp méo ( tui giữ đồ thăm nuôi và nấu cơm cho 6 người ăn ). Tăng Xuân Tài đưa ngón tay xỉa xỉa Bùi Tuận:
- Mày mới là khó chịu. Mày đem cái khó chịu của mày từ đất Quảng Nam vô đây.
Rồi thì cũng huề cả làng, mấy anh em lại ăn chung cho đến lúc từ từ kẻ trước người sau ra tù,và hình như tui là thằng ra sau cùng thì phải (?). Nhớ lại ngày ấy , bây giờ trông lại bạn bè tự nhiên muốn khóc , nhất là thấy Bùi Tuận nó như thế. Chuyện trò một hồi tụi tui từ giả Bùi Tuận ra về.
Dìu Tuận ra phòng khách Tiếm Tuận Bây giờ
Tài lái xe đi đến một cái park rộng lớn. Đi dưới những tàn cây rợp bóng trên những con đường nhựa , hoặc trên mặt cỏ, một quang cảnh êm ắng và không khí trong lành. Có một đường ray xem chừng đã cũ, Tài bảo đó là đường ray để xe lửa điện , chở trẻ em chạy vòng quanh công viên chơi. Tui Tài và Thực đi đến một restroom. xong Tài đưa cho mỗi đứa một ổ bánh mì kẹp thịt và nói:
- Ăn cho đở đói. một lát trưa mình ăn cơm sau. Để tui gọi Hùng xem nó ở đâu. Nó hẹn 10 giờ nó sẻ tới.
Tài gọi cho Hùng, Báo chỗ ba đứa đang đi. Tài đề nghị Hùng một lát nghỉ trưa đi ăn Tài sẻ báo Hùng chỗ ba đứa cho dễ tìm, còn bây giờ đang đi trong park tìm cũng khó. Hùng đồng ý . Đi một lúc thì đến khu vui chơi của trẻ em. Ba chúng tôi chưa ghé vào mà tiến về cây cầu treo bắt qua một con suối sâu để qua tiếp cũng một cái cầu treo khác nữa rồi mới đến đất liền. Bên này lại là một khu khác với nhiều hướng để đi chơi.
Hai cầu treo nối nhau Đầu lên là nơi cho trẻ nhỏ vui đùa
Tại chỗ này , nơi đầu cầu là một vòng tròn trồng cỏ khá rộng, nơi các em nhỏ vui chơi với cầu tuột , bấp bênh...Nhìn đám trẻ nhỏ của tuổi mẫu giáo hồn nhiên vui đùa với sự giám sát của phụ huynh, mình cũng cảm thấy vui lây. Đằng kia là xe bus để chở các em đi lại một khu xa hơn. Chúng tôi quẹo về bên phải đi lại trên một con đường chạy men theo sườn đồi, bên phải là thế đất sâu của dòng suối. Bên kia dòng suối là khu park mà chúng tôi đã đi lúc sáng. Đi một khỏang vài ba trăm thước là một ngôi nhà có bàn ăn, có bếp nấu. Tài dẫn giải:
- Đây là khu cấm trại. Ngôi nhà này dùng để nấu và ăn tập thể. Đây là những cái lò nấu ăn đấy.
Tui đứng nhìn bao quát. Đúng là một khu rất rộng, chưa tính khu bên kia đã đi. Chúng tôi đi vào khu có rừng cây thưa và đều giống như được trồng . Ba đứa đi đến một gốc cây dầu hay bần lăng gì đó (?) Tài bảo đây là cây do hai vợ chồng người Mỹ trồng gần cả trăm năm.
Gốc cây trăm năm và tấm bia Trên đường trở lại
Dưới gốc có cái bia đề tên người trồng, năm trồng và năm làm bia. Đi một chút nữa thì chúng tôi trở lại đường cũ. Trở lại qua hai cái cầu treo lúc nảy trở về khu công viên và vườn thú giả dành cho trẻ em mà khi đi chúng tôi chưa ghé.
Khu vườn thú giả Đứng bên con chó giả
Ba chúng tôi trở lại lấy xe đi qua khu khác. Tài dẫn chúng tôi đi thăm khu của người Nhật. Người Nhật hay thiệt, đây là lần thứ hai tui đi thăm công viên có khu của người Nhật trên đất Mỹ. Lúc nào có dịp là họ sẳn sàng giới thiệu nét văn hóa của họ ra thế giới.
Cũng tương tựa như khu người Nhật mà tui đã thăm qua. Cũng hồ nước , liểu rủ, cây cảnh theo dạng bonsai, nhìn chung ở những khu vườn của người Nhật mang đậm tính chất thiền Zen, một khung cảnh trầm mặc nhưng yên bình nhẹ nhàng và thanh thóat...
Bên bờ hồ liểu rủ
Bên một chiếc cầu Bên một cái lồng đèn bằng đá
Ba đứa đi ngắm khung cảnh của người Nhật một lúc cũng thấy mỏi chân, vì khu này cũng khá rộng.
Rời khỏi khu của người Nhật, ba đứa đến bào tàng thuyền nhân, trên đường đi chúng tôi ngang qua một cái chùa nhỏ đã đóng cửa .
Ngôi chùa nhỏ Mô hình chiếc tàu vượt biển của thuyển nhân
Tiếp tục đi chúng tôi đến khuôn viên nhà bảo tàng thuyền nhân của ĐT Lộc. Tiếng bảo tàng , nhưng chỉ là một căn nhà nhỏ có lầu. Hôm nay tại đây người ta đang dọn dẹp để chuẩn bỉ làm lễ gì đó. Chúng tôi đi vào gặp ngay ông Lộc phía trước nhà. Chào hỏi bắt tay xong ba đứa đi vào trong để xem. Tiếng nói là bảo tàng , nhưng cũng chẳng có gì nhiều, chỉ là những bộ quân phục, phù hiệu... của các quân binh chủng, một số hình ảnh người lính ngày xưa, xem ra thật đơn giản, trong đó tôi tìm hòai nhưng không thấy hình ảnh nào của BĐQ. Bên dưới tầng trệt chỉ như thế, không biết tầng trên ra sao, vì đang dọn dẹp nên chúng tôi không lên trên lầu được.
Xem xong chúng tôi trở ra ngòai đi dần ra cổng phía sau của park này là chỗ đang đậu xe.
(còn tiếp)
No comments:
Post a Comment